Đề kiểm tra dành cho học sinh khuyết tật Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Vân

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra dành cho học sinh khuyết tật Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra dành cho học sinh khuyết tật Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Vân
PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÍ 8
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1/ Chuyển động cơ
1. Nêu được dấu hiệu nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 
11. Vận dụng được công thức 
v=s/t
Số câu hỏi
C4
C4b
C3
2,5
Số điểm
Tỉ lệ
1
10%
0,5 
5%
1,5
15%
2/ Lực
2. Nêu được lực là đại lượng vectơ.
12. Biểu diễn các lực bằng vec tơ
14. Giải thích các hiện tượng liên quan tới kiến thức về lực 
Số câu hỏi
1a
C1b
C2 a,b
2
Số điểm
Tỉ lệ
1
10%
1
10%
1
10%
3
30%
3.Lực đẩy Acsimet, áp suất,áp suất khí quyển, sự nổi
3. Nêu được áp lực,áp suất,đơn vị áp suất.
4.Công thức tính lực đẩy acsimet
6. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 
7.Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
8.Hiểu được điều kiện nổi của vật.
9. Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng độ cao trong lòng chất lỏng
13. Vận dụng công thức tính áp suất
Số câu hỏi
C2b
C4a
C1,C2,C5,C6
2b
5,5
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
5%
1
10%
2
20%
0,5
5%
4
40%
4.Công cơ học
5. Nêu được đơn vị đo công. Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực 
10. Nêu được ví dụ về lực thực hiện công,không thực hiện công 
Số câu hỏi
C3a
C3b
1
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
5%
1
10%
1,5
15%
Tổng Số câu
3,5
4,5
2
1
 11 
Tổng điểm
Tỉ lệ
4
40%
3
30%
2
20%
1
10%
10
100%
PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên: .......... Lớp:8
.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÍ 8
NĂM HỌC: 2016 – 2017
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm:
Lời phê của giáo viên
I.TRẮC NGHIỆM :(4 điểm)
Câu 1 : (3 đ)Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng của mỗi câu hỏi:
1) Hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimet :
A. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trong không khí.
B. Ô tô bị sa lầy khi đi vào chỗ đất mềm.
C. Nhấn quả bóng bàn vào trong nước rồi thả tay ra quả bóng nổi lên trên mặt nước.
D. Thả quả trứng vào trong nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.
2) Điều kiện để vật nổi,vật chìm.
A. Vật chìm xuống khi: d>dv.	B. Vật nổi lên khi: dv>d
C. Vật lơ lửng khi : d=dv	D. Vật chìm xuống khi: d<dv
3) Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
A. 2 km.	B. 6 km	C. 12 km	D. 24 km.
4) Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng :
A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền B. Thuyền chuyển động so với bờ sông
C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
5) Khi nói về áp suất chất lỏng,kết luận nào không đúng:
A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau
B. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng tăng.
C. Chân đê,chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
D. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng giảm.
6) Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra:
A. Khi lộn ngược một cái cốc được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ ống hút.
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
Câu 2: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô sau (1đ)
Nội dung
Đ
S
a. Lực là một đại lượng véc tơ còn vận tốc không phải là đại lượng vec tơ.
b. Hai lực cân bằng thì nhất thiết chúng phải có độ lớn bằng nhau nhưng hai lực cùng độ lớn chưa chắc đã cân bằng.
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Câu 1. (2 điểm) 
a. Vì sao nói lực là đại lượng vec tơ?
b. Biểu diễn lực có cường độ 10N tác dụng lên vật,chiều từ trái qua phải,tỉ xích 5N ứng với 1cm.
Câu 2. (1,5 điểm) 
a. Áp lực là gì? Công thức tính áp suất ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại có trong công thức?
b. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N,diện tích tiếp xúc của bản xích xe lên mặt đất 1,25m2.Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
Câu 3. (1,5 điểm) Hãy viết công thức tính công cơ học, ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Cho ví dụ về: lực thực hiện công, lực không thực hiện công?
Câu 4. (1 điểm)
a. Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet?
b. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
-HẾT-
 NGƯỜI DUYỆT ĐỀ	 	NGƯỜI RA ĐỀ
	 Lê Thị Vân 
PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÍ 8
NĂM HỌC: 2016 – 2017
I.TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
Câu 1. Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C,D
D
A
D
A,C
Câu 2. Mỗi ý đúng 0,5đ 
a.S	b.Đ
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Câu 1.
a. Vì lực có phương,chiều,độ lớn 1 điểm
F
b. 	1 điểm
 5N 
Câu 2.
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.	0,25 điểm
 Viết đúng công thức:	0,25 điểm
Viết đúng tên đơn vị từng đại lượng	0,5 điểm
 b) Áp lực của xe tác dụng lên mặt đất:F=P=45000 (N)	0,25 điểm
 Áp suất của xe tác dụng lên mặt đất:p=F/S=45000/1,25=36000 (N/m2)	0,25 điểm
Câu 3.
 - Công thức tính công cơ học: 
 A = F.s	 0,25 điểm
 Trong đó:	
 A là công của lực (J).	
 F là lực t/d vào vật (N).	 0,25 điểm
 s là quãng đường vật d/c (m) 
 ( sai một ý không trừ điểm,sai 2 ý trở lên trừ 0,25đ) 
- Cho được ví dụ 1 điểm
Câu 4.
Công thức tính lực đẩy Ac si met: FA= d.V	0,5 điểm
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian0,5đ
 PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên: 
Lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NẶNG
MÔN: VẬT LÝ 8
NĂM HỌC : 2016 – 2017
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm
Lời phê của giáo viên
Câu 1.Em hãy chép lại đoạn văn sau: (7 điểm)
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất: p=F/S 
Trong đó : p là áp suất; Đơn vị áp suất là paxcan (Pa) 1 Pa = 1 N/m2
F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N) 
S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2) ;
Câu 2. (3 điểm)
a. Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet?
b. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
-HẾT-
NGƯỜI DUYỆT ĐỀ	 	NGƯỜI RA ĐỀ
	 Lê Thị Vân 
PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I
DÀNH CHO KHUYẾT TẬT NẶNG
MÔN: VẬT LÝ 8
NĂM HỌC : 2016 – 2017
Câu 1: Chép đầy đủ, sạch đẹp: ( 7 đ)
Câu 2: 
a. Công thức tính lực đẩy Ac si met: FA= d.V	 (1đ)
b.Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian (1đ)
c. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian (1đ)
 PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên: 
Lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHẸ
MÔN: VẬT LÝ 8
NĂM HỌC : 2016 – 2017
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm
Lời phê của giáo viên
I.TRẮC NGHIỆM :(3 điểm)
Câu 1 : (3 đ)Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng của mỗi câu hỏi:
1) Hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimet :
A. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trong không khí.
B. Ô tô bị sa lầy khi đi vào chỗ đất mềm.
C. Nhấn quả bóng bàn vào trong nước rồi thả tay ra quả bóng nổi lên trên mặt nước.
D. Thả quả trứng vào trong nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.
2) Điều kiện để vật nổi,vật chìm.
A. Vật chìm xuống khi: d>dv.	B. Vật nổi lên khi: dv>d
C. Vật lơ lửng khi : d=dv	D. Vật chìm xuống khi: d<dv
3) Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
A. 2 km.	B. 6 km	C. 12 km	D. 24 km.
4) Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng :
A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền B. Thuyền chuyển động so với bờ sông
C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
5) Khi nói về áp suất chất lỏng,kết luận nào không đúng:
A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau
B. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng tăng.
C. Chân đê,chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
D. Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng giảm.
6) Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra:
A. Khi lộn ngược một cái cốc được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ ống hút.
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
II. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Câu 1. (3 điểm) 
a. Vì sao nói lực là đại lượng vec tơ?
b. Biểu diễn lực có cường độ 10N tác dụng lên vật,chiều từ trái qua phải,tỉ xích 5N ứng với 1cm.
Câu 2. (1 điểm) Áp lực là gì? Công thức tính áp suất ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại có trong công thức?
Câu 3. (2 điểm) Hãy viết công thức tính công cơ học, ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Cho ví dụ về: lực thực hiện công, lực không thực hiện công?
Câu 4. (1 điểm)
a. Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet?
b. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
-HẾT-
NGƯỜI DUYỆT ĐỀ	 	 	NGƯỜI RA ĐỀ
	 	 Lê Thị Vân 
PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I
DÀNH CHO KHUYẾT TẬT NHẸ
MÔN: VẬT LÝ 8
NĂM HỌC : 2016 – 2017
Phần trắc nghiệm:(3 đ)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ
Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C,D
D
A
D
A,C
Phần tự luận: (7 đ) 
Câu 1.	(3đ) 
a. Vì lực có phương,chiều,độ lớn 1,5 điểm
F
b. 	1,5 điểm
 5N 
- Câu 2.	(1đ)	
 Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.	0,25 điểm
 Viết đúng công thức:	0,25 điểm
Viết đúng tên đơn vị từng đại lượng	0,5 điểm
 - Câu 3. (2 đ)
 Công thức tính công cơ học: 
 A = F.s	 0,5 điểm
 Trong đó:	
 A là công của lực (J).	
 F là lực t/d vào vật (N).	 
 s là quãng đường vật d/c (m) 	0,5 điểm 
 - Cho được ví dụ 1 điểm
 - Câu 4.(1đ)
Công thức tính lực đẩy Ac si met: FA= d.V	0,5 điểm
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HKIVL8.doc