TRƯỜNG TH ........................... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: ......... MÔN: TIẾNG VIỆT-LỚP 5 Lớp: NĂM HỌC: 2016 – 2017 A. Đọc thành tiếng (5 điểm): Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau: 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (T 102) 2. Mùa thảo quả (T113) 3. Trồng rừng ngập mặn (T128) 4. Chuỗi ngọc làm (T134) 5. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (T144) B. Đọc thầm và làm bài tập sau: (5điểm). 1.Đọc thầm: Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận. Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm... Theo Nguyễn Hoàng Đại 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng” ? a. Đêm trăng. b. Con đê. c. Đồng ruộng. Câu 2. Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra con đê: a. Đã có nhiều thay đổi . b. Gần như vẫn như xưa. c. Không còn nhận ra con đê nữa. Câu 3. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? a. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê. b. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. c. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 4. Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." Bộ phận in đậm của câu trên là: a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ. Câu 5. Từ in đậm trong cụm từ nào được dùng theo nghĩa gốc ? a. Mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê b. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. c. Bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Câu 6. Từ “mượt mà”trong bài thuộc từ loại nào: a. Danh từ b.Động từ. c.Tính từ. Câu 7. Từ in đậm trong hai câu sau có quan hệ với nhau như thế nào? Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. a. Là từ đồng nghĩa. b. Là từ đồng âm. c. Là từ nhiều nghĩa. Câu 8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ? a. trẻ em b. thời thơ ấu c. Trẻ con Câu 9. Hình ảnh con đê được tác giả tả như thế nào? a. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. b. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. c. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. Câu 10. Nội dung của bài văn là gì? a. Kể về sự đổi mới của quê hương. b. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. c. Kể về kỉ niệm những ngày cắp sách đến trường. C. Phần viết: 1.Chính tả (15 phút): Nghe - viết : Thầy thuốc như mẹ hiền (Đoạn 1- T153)) 2. Tập làm văn (30 Phút). Đề bài: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 5 A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng: (5điểm)( Học sinh đọc tốc độ khoảng từ 110 tiếng / phút) (Giáo viên dùng phiếu đọc, lần lượt học sinh lên bốc thăm bài và trả lời câu hỏi do GV nêu) * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm. (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,25 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm). * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu các cụm từ rõ nghĩa 0,5 điểm * Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 0,5 điểm.( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,25 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). II- Đọc thầm: ( 5 điểm). Câu 1. b câu 4. b câu 7. c câu 9. a Câu 2. b câu 5. c câu 8. b câu 10. b Câu 3. a câu 6. c Câu Đáp án Câu Đáp án 1 b 4 b 2 b 5 c 3 a 6 c B. PHẦN VIẾT 1. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm. `* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,... trừ 0,25 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn: (5 điểm) Học sinh viết được một bài văn tả cảnh có độ dài khoảng 150 chữ ( khoảng 15 câu) ; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp ; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 3 điểm. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 2,5; 2; 1,5 ; 1; 0,5.
Tài liệu đính kèm: