Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lý Tự Trọng (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lý Tự Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lý Tự Trọng (Có đáp án)
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
Khối 5; Lớp : .
Họ và tên: ..
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Năm hoc 2015- 2016)
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 60 Phút
Điểm
Nhận xét của thầy (cô) giáo
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt.
	A. Đọc thành tiếng. (1điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc 1 trong 3 đoạn thơ trong bài Hành trình của bầy ong.
	B. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 đến 20 phút)
Hành trình của bầy ong
	Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
	Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận nở ra sắc màu.
	Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
	Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
	Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên ...
	Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
	Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
	(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
II. Dựa vào nội dung bài đọc thầm, em hãy khoanh vào câu trả lời đúng (câu 1; 2; 3; 4; 5; 7) và viết câu trả lời câu 6; 10:
1. (0,5điểm) Để di chuyển trong không gian, bầy ong dùng bộ phận nào trên cơ thể?
A. Chân
B. Đầu
C. Cánh
2. (0,5điểm) Thời gian bầy ong làm việc được miêu tả như thế nào?
A. Sáng 
B. Chiều
C. Vô tận
3. (0,5điểm) Bầy ong tìm hoa ở những nơi nào?
A. Rừng sâu
B. Bờ biển
C. Rừng sâu, bờ biển, quần đảo
4. (0,5điểm) Bầy ong đã mang những bông hoa đi đâu?
A. Mang về tổ
B. Mang vào mật thơm
C. Mang về rừng
5. (0,5điểm) Từ trái nghĩa với "sâu" là?
A. Dài
B. Nông
C. Rộng
6. (0,5điểm) Trong 2 câu thơ	 
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm) Có dùng quan hệ từ gì?
........................................................................................................................................
7. (0,5điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “dịu dàng”
A. Dịu hiền
B. Sắc sảo
C. Chua ngoa
8. (0,5điểm) Trong câu “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”, em đặt một câu có chứa từ “ngọt ngào” nói về lời nói của một người.
........................................................................................................................................
PHẦN II (VIẾT)
1. Chính tả (Nghe-viết): Thời gian khoảng 15 phút	(02 điểm)
Người gác rừng tí hon
	Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
	Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại.
2. Tập làm văn: Thời gian khoảng 35 phút	(03 điểm)
	Hãy tả một người thân trong gia đình em đang làm việc.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
A. Đọc thành tiếng (1điểm)
Học sinh đọc to rõ ràng, đúng dấu, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, ...
B. Đọc hiểu: (4 điểm)
 Đọc thầm: (Đọc hiểu trả lời câu hỏi mỗi câu 0,5điểm)
1. Khoanh vào C ; 	2. Khoanh vào C ;
3. Khoanh vào C ;	4. Khoanh vào B ;
5. Khoanh vào B ; 	6. Học sinh điền: Nếu - thì ;
7. Khoanh vào A ; 	
8. HS đặt câu: Bạn Nam nói chuyện rất ngọt ngào.
B. Viết: (5 điểm)
1. Chính tả (Nghe-viết):
	Viết sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
2. Tập làm văn: 
	HS làm được bài :
Mở bài: (0,5điểm) Giới thiệu được người sẽ tả theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Thân bài: (2điểm) Tả kết hợp giữa ngoại hình và hoạt động để bài văn sinh động
Kết bài: (0,5điểm) Nêu được nhận xét (hoặc cảm nghĩ) của em về người vừa tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
	Chú ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác mà kết quả đúng thì giáo viên vẫn cho điểm tối đa.
Chuyên môn duyệt
.
.
.
.
Ia Piar, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Người ra đề
Nguyễn Công Luận 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2015.doc