Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quảng Thuận

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quảng Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quảng Thuận
BẢNG MA TRẬN
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đọc hiểu
Số câu
1
(câu1)
2(câu 2, 3)
1
(câu 6)
3
1
Số điểm
0,5
1
0,5
1,5
0,5
Từ và câu
Số câu
1(câu 4)
1
(câu5)
1
1
Số điểm
0,5
0,5
0,5
0.5
Tổng
Số câu
1
3
1
1
4
2
Số điểm
0,5
1,5
0,5
0,5
2
1
TRƯỜNG TH QUẢNG THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT-LỚP 5
 Lớp:  NĂM HỌC: 2016 – 2017
 A. PHẦN ĐỌC 
I. Đọc tiếng ( 1 điểm)
 Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau: 
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ - Trang 4 (Đọc từ đầu đến ...không phải là vườn!)
H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Bài 2: Mùa thảo quả - Trang 23 (Đọc từ Sự sống.....hết bài)
H: Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
Bài 3: Trồng rừng ngập mặn – Trang 48, 49 ( từ nhờ phục hồi rừng......... vững chắc đê điều)
H:Nêu tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn?
Bài 4: Chuỗi ngọc lam - Trang 60, 61 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý)
H: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam?
Bài 5: Buôn Chư Lênh đón cô giáo – Trang 81 (Đọc từ đầu đến một nhát thật sâu vào cột)
H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập sau: (4điểm).
Đọc thầm và làm bài tập sau: 
Triền đê tuổi thơ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận.
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
 Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
 B.khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: .(0,5đ) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng” ?
a. Đêm trăng. b. Con đê. c. Đồng ruộng.
Câu 2: .(0,5đ) Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra con đê:
a. Đã có nhiều thay đổi . 
b. Gần như vẫn như xưa. 
c. Không còn nhận ra con đê nữa.
Câu 3: .(0,5đ) Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?
a. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê.
b. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
c. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 4: .(0,5đ)Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." Bộ phận in đậm của câu trên là:
 a. Chủ ngữ.	 b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
Câu 5: .(1đ) Từ in đậm trong cụm từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
a.Mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê
b.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.	
c.Bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. 
Câu 6: .(1đ) Từ “mượt mà”trong bài thuộc từ loại nào: 
a. Danh từ b.Động từ. c.Tính từ
II. Phần viết:
1.Chính tả: .(2đ) ( Nghe-viết) (15-20 Phút) 
Kì diệu rừng xanh
 Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
 Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.
2. Tập làm văn: .(3đ) (30 Phút) 
 Đề bài: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. PHẦN ĐỌC: (5 điểm)
I- Đọc thành tiếng: (1điểm)( Học sinh đọc tốc độ khoảng từ 110 tiếng / phút)
(Giáo viên dùng phiếu đọc, lần lượt học sinh lên bốc thăm bài và trả lời câu hỏi do GV nêu)
* Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm.
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,25 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm).
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu các cụm từ rõ nghĩa 0,5 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
* Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 0,5 điểm.( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,25 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
II- Đọc thầm: ( 4 điểm).
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
b
4
b
2
b
5
c
3
a
6
c
B. PHẦN VIẾT( 5 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm) 
	 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm.
`* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,... trừ 0,25 điểm toàn bài.
 2.Tập làm văn: (3 điểm)
 Học sinh viết được một bài văn tả cảnh có độ dài khoảng 150 chữ ( khoảng 15 câu) ; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp ; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 3 điểm.
(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 2,5; 2; 1,5 ; 1; 0,5.
Trường TH QUẢNG THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên: Môn: Tiếng Việt
Lớp:  Năm học: 2016- 2017
 Thời gian: 35 phút
GV ra đề
Điểm
Nhận xét của GV
GV chấm bài
Người ra đề
............................................................
............................................................
............................................................
.............................................................
Chấm lần 1
Duyệt lần 1
Chấm lần 2
Duyệt lần 2
Kiểm tra
Đọc thầm và làm bài tập sau: 
Thầy thuốc như mẹ hiền
	Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
	Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
	 Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hện đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
	Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH
* Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái(từ câu 1 đến câu 4) trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là: 
	A. Thượng Hải Lãn Ông
	B. Hải Thượng Lãn Ông
	C. Hai Thượng Lan Ông
Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: 
Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.
Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.
	C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
	A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. 
	B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
	C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
Câu 4. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
	A. người bệnh
	B. người
	C. tôi
Câu 5.. Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ tương phản “ Tuy- nhưng”:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 6: Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ?
 “Công danh trước mắt trôi như nước,
	 Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_MON_TIENG_VIET_HOC_KI_I_THEO_TT22_LOP_5.docx