Đề kiểm tra học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nam Thành

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nam Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nam Thành
Học sinh: .
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp: 5
NĂM HỌC 2016– 2017
Trường: Tiểu học Nam Thành
MÔN: TOÁN
Ngày kiểm tra: 
Số phách:
Điểm toàn bài:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số tám trăm linh năm phần nghìn viết dưới dạng số thập phân là:
 A. 805 B. 805100 C. 0,805 
Câu 2: Số 102,21 đọc là:
 A. Một trăm linh hai phẩy hai mươi mốt.
 B. Một phẩy hai phần mười.
 C. Mười nghìn hai trăm hai mươi mốt. 
Câu 3: Nếu chuyển dấu phẩy của số 28,03 sang trái 1 chữ số thì chữ số 3 của số đó thuộc hàng:
 A. Hàng đơn vị. 
 B. Hàng phần mười. 
 C. Hàng phần nghìn. 
Câu 4: Dãy số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 A. 0,6; 4,92; 0,06; 7,28. 
 B. 0,06; 0,6; 4,92; 7,28. 
 C. 0,06; 0,6; 4,92; 7,28. 
Câu 5: 5,06 tấn = ............. kg. 
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 506 	 B. 5060 	 C. 50,60 
Câu 6: 85m2 7dm2 = ..m2. 
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 85,07 	 B. 857 	 C. 8507 
Câu 7: Khi nhân 1 số tự nhiên với 78, bạn Nam đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng nên được kết quả là 1875. Kết quả đúng của phép tính phải là:
A. 9750 	 B. 2075 	 C. 20750 
Câu 8: Một số tăng thêm 25% thì phải giảm đi bao nhiêu phần trăm để lại được số cũ.
A. 30% 	 B. 25% 	 C. 20%
II. BÀI TẬP (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính 
 a) 45,19 + 54,73 b) 303 – 52,18 c) 36,5 x 4,7 d) 425 : 34 ...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2: (1 điểm)
a) Tìm x: b) Tính giá trị biểu thức:
 x : 2,04 = 100 – 28,6 2,06 x 45 – 18,2 : 2 
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
Bài 3: (1 điểm)
 Một hình tam giác có độ dài đáy là 28cm, chiều cao 16cm. Tính diện tích hình tam giác đó.
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4: (2 điểm)
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 210m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dùng 65% diện tích mảnh đất để trồng rau, phần còn lại dùng để trồng khoai tây. Hãy tính diện tích đất trồng rau và diện tích đất trồng khoai tây.
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...........................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Học sinh:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp: 5
NĂM HỌC 2016 – 2017
Trường: Tiểu học Nam Thành
MÔN: TIẾNG VIỆT 
Ngày kiểm tra: ......................................
Số phách:
Điểm toàn bài:
Đọc thầm bài văn sau: Trò chơi đom đóm
 Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “ chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !
 Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu ! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
 Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ
Dựa vào nội dung vừa đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? 
A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “ Đom đóm”.
Câu 2: Những từ nào trong câu “Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có thú gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !” là đại từ?
A. Như thế. 
B. Trẻ nít. 
C. Đâu, gì, thế.
Câu 3: Chủ ngữ trong câu “Những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là:
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên.
B. Những trò nghịch ngợm.
C. Tuổi thơ qua đi.
Câu 4: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: 
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 5: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Từ đồng nghĩa với từ “ khoét” là:
A. đục B. tạo C. cào
Câu 6: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Các cặp từ trái nghĩa là:
A. tối – sáng; lớn – nhỏ.
B. tối – lớn.
C. lớn – nhỏ.
Học sinh:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp: 5
NĂM HỌC 2016 – 2017
Trường: Tiểu học Nam Thành
MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) LỚP 5
Ngày kiểm tra: ........................
Số phách:
Điểm toàn bài:
%
A. CHÍNH TẢ: (Nghe-Viết) Bài : Mùa thảo quả
Gồm đầu bài và đoạn “ Sự sống cứ tiếp tục  dưới đáy rừng”. 
Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 - Tập 1B – Trang 23
 B. TẬP LÀM VĂN:
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình của một người trong gia đình mà em yêu quý.
Bài làm:
ĐÁP ÁN THI HKI MÔN TOÁN 2016 - 2017 
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1: C. 0,805 
Câu 2: A. Một trăm linh hai phẩy hai mươi mốt. 
Câu 3: C. Hàng phần nghìn. 
Câu 4: B. 0,06; 0,6; 4,92; 7,28. 
Câu 5: B. 5060 	 
Câu 6: A. 85,07 	 
Câu 7: A. 9750 
Câu 8: C. 20%
II. BÀI TẬP (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính 
 a) 45,19 + 54,73 = 99,92 
 b) 303 – 52,18 = 250,82 
 c) 36,5 x 4,7 = 171,55 
 d) 425 : 34 = 12,5
Bài 2: (1 điểm)
a) Tìm x: x : 2,04 = 100 – 28,6 
 x : 2,04 = 71,4 
 x = 71,4 x 2,04
 x = 145,656 
b) Tính giá trị biểu thức:
 2,06 x 45 – 18,2 : 2 
= 92,7 - 9,1
= 83,6 
Bài 3: (1 điểm)
 Bài giải
 Diện tích hình tam giác là: 0,25 điểm
 28 x 16 : 2 = 224 (cm2) 0,5 điểm
 Đáp số: 224 cm2 0,25 điểm
Bài 4: (2 điểm) Bài giải
Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
 210 : 2 =105 (m) 0,25 điểm
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
 105 : (3 + 4) x 3 = 45 (m) 0,25 điểm
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 105 – 45 = 60 (m) 0,25 điểm
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 60 x 45 = 2700 (m2) 0,25 điểm
Diện tích đất trồng rau là:
 2700 x 60 : 100 = 1755(m2) 0,25 điểm
Diện tích đất trồng khoai tây là:
 2700 – 1755 = 945 (m2) 0,5 điểm
 Đáp số: 1755m2 ; 945m2 0,25 điểm
ĐÁP ÁN THI HKI MÔN TIẾNG VIỆT 2016 - 2017
 I. ĐỌC HIỂU
TRẮC NGHIỆM (3 điểm) (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.
Câu 2: C. Đâu, gì, thế.
Câu 3: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên.
Câu 4: B. Động từ 
Câu 5: A. đục 
Câu 6: A. Tối – sáng; lớn – nhỏ.
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả ( 2 điểm)
Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 2 điểm.
Sai một lỗi thông thường (phụ âm đầu. Vần, dấu thanh ) trừ 0,2 điểm.
Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn  tuỳ mức độ có thể trừ điểm.
2. Tập làm văn: (3 điểm)
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 3 điểm:
+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
+ Bài viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, linh hoạt.
+ Bài viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của sự việc, tình cảm của mình.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKI_TOAN_LOP_5.docx