Đề kiểm tra cuối học kì I - Năm 2016 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

doc 11 trang Người đăng tranhong Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I - Năm 2016 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I - Năm 2016 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
SỞ GIÁO DỤC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM 2016
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 
 ( Đề thi có 3 trang) Thời gian: 45 phút 
ĐỀ I
Họ tên thí sinh: ..................................................... Số báo danh: ....... 
Câu 1: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)	 B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C. Dung dịch NaOH (đun nóng)	 D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. Fructozơ, saccarozơ, glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa 5 nhóm hidroxyl.
D. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 3: Xenlulozơ không được dùng để sản xuất:
A. Ancol etylic.	B. Tơ visco.	 C. Tơ nilon.	 D. Tơ axetat.
Câu 4 : Công thức cấu tạo của etyl axetat:
A. CH3COOCH3	 B. CH3COOCH2CH3	 C. HCOOCH3 	D. CH3CH2COOCH3
Câu 5. Monome nào sau đây cho phản ứng trùng ngưng 
A. etylen B. vinylclorua C. alanin D. metylmetacrylat
Câu 6. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? 
 A. Tơ tằm và tơ nitron B. Tơ visco và tơ nilon-6,6	 
 C. Tơ visco và tơ axetat D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng khí nói về tính chất vật lý của kim loại?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại ở thể rắn 
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Crom
B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim do các electron tự do gây ra 
 C. Vàng là kim loại dẫn điện tốt nhất.
Câu 8. Cho các cặp oxi hóa – khử: Fe2+/ Fe; Cu2+/Cu; Ag+/ Ag; 2H+/H2 . Nhận xét nào sau đây sai?
A. Tính oxi hóa tăng dần : Cu2+,Ag+,Fe2+ B. Tính khử tăng dần : Ag, Cu, Fe
C. Cặp Cu2+/Cu đứng sau 2H+/H2 trong dãy điện hóa D. Tính oxi hóa của H+ mạnh hơn Fe2+
Câu 9: Các kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng là:
A. Mg, Cu, Al, Zn.	B. Ca, Mg, Al, Cu.	C. K, Fe, Mg, Al.	 D. Zn, Fe, Na, Ag.
Câu 10: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là
A. HCOOCH2CH = CH2.	 B. CH3COOCH = CH2.	
C. HCOOCH = CHCH3.	 D. CH2 = CHCOOCH3.
Câu 11: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.
Câu 12: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là 
A. dung dịch NaOH. B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. 
C. dung dịch NaCl. D. dung dịch HCl.
Câu 13: Số lượng đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C3H9N là 
 A. 3.	 B. 4.	 C. 2	 D. 1
Câu 14: Cho các dãy chuyển hóa. Glyxin X1 X2. Vậy X2 là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2COONa. 
 C. ClH3NCH2COONa	 D. ClH3NCH2COOH.
Câu 15. Cho các cặp kim loại,hay phi kim nguyên chất tiếp xúc với nhau trực tiếp: Fe và C; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni; Fe và Cu. Khi để các cặp trên trong không khí ẩm, số cặp trong đó Fe bị phá hủy trước là: 
A. 3	 B. 5	 C. 4	 D. 2
Câu 16: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N- CH2-CONH – CH2- CONH – CH2COOH B. H2N-CH2-CONH – CH(CH3)- COOH
C. H2N-CH2-CONH – CH2 – CH2 – COOH D. HOOC- CH2-CONH – CH(CH3)- COOH
Câu 17: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là 
A. X, Y, Z, T. B. Y, Z, T. C. X, Y, T. D. X, Y, Z.
Câu 18. Dãy gồm các polime thiên nhiên là:
A. Polietilen ; poli(vinyl clorua) ; poli(metyl metacrylat). B. Nilon-6,6 ; tơ olon ; tơ tằm ; nilon – 6.
C. Tinh bột; xenlulozo; tơ tằm.
D. Cao su buna ; cao su isopren ; cao su buna –S ; cao su buna – N.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây Sai?
A. Đi peptit chứa 2 nhóm – CONH- B. tri peptit tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím
C. protein tác dụng với cả dung dịch NaOH và HCl D. Trùng ngưng các α - amino axit thu được polipepetit
Câu 20. Cho các polime sau: amilozơ; amilopectin; xenlulozơ; P.V.C. Số polime có mạch không phân nhánh là A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 21. Polime tổng hợp là A. Tơ tằm	 B. sợi bông	C. protein 	D. tơ olon
Câu 22: Cho 100 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 4,32g bạc kim loại. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là 
 A.0,3M	 B.0,2M	 C.0,4M	 D.0,1M
Câu 23: Xà phòng hóa hoàn toàn 18,5g este X đơn chức cần vừa đủ 50g dung dịch NaOH 20% , cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17g muối khan . Công thức cấu tạo của X là ( chọn đáp án đúng và trình bày cách giải )
	A.CH3COOCH = CH2	 B. CH3COOCH3 C.HCOOCH2CH3	D.CH3 COOCH2CH3
Câu 24. Cho 20 gam hồn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối khan. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu? 
	A. 0,2 lit. 	B. 0,32 lit. 	C. 0,15 lit. 	 D. 0,005 lit. 
Câu 25 : Một loại tơ nilon-6 có khối lượng phân tử bằng 14803 u. Hệ số polime hóa của nilon-6 là
A. 141.	 B. 121.	 C. 131. 	 D. 111.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 2 peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 13,5g glyxin ; 7,12g alanin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử cả 2 chất trong X là 5. Giá trị của m là : 
A. 17,38g 	 B. 19,18g 	C. 18,82g 	 D. 20,62g
Câu 27: Cho 10gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy giải phóng 3,808 lít khí ( đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp A là
A. 4,8%	B. 38,4%	C. 95,2%	D. 9,52%
Câu 28 : Nhúng đinh sắt nặng 100gam vào 100ml dd CuSO4 1M, sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra , rửa sạch, sấy khô cân lại thấy nặng m gam ( giả sử rắng kim loại sinh ra bám hết vào đinh sắt). Giá trị m là 
A. 100,8 B . 99,2 C. 100,4 	 D. 101,2
Câu 29 : Cho 28,6 gam Zn tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 1792 ml khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch A, thu được khối lượng muối khan là
A. 89,56 gam B. 83,16 gam C. 110,44 gam	D. 22,68 gam
Câu 30 : Cho 0,1 mol tripeptit ala-val-gly tác dụng với hết với dung dịch KOH thu được số gam muối khan là;
A. 39,5. B. 41,3.	 C. 37,5.	 D. 39,2.
Câu 31: Hòa tan một hỗn hợp chứa 2,88g Mg và 3,24g Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,12 mol Cu(NO3)2 và 0,42 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
 A. 51,12g	 B. 45,36g	 C. 53,04g D. 25,92
Câu 32: Cho 7,8 gam kali tan hết vào nước thu được dung dd X và V lít khí ở đktc. Giá trị của V là: 
A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48	 D. 3,36
Câu 33: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là 
	 A. H2N – CH(CH3) – COOH. 	B. H2N – CH2 – CH2 – COOH. 
	C. H2N – CH2 – CH2 – CH2 – COOH. 	 D. H2N – CH2 – COOH.
----------- HẾT ----------
SỞ GIÁO DỤC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM 2016
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 
 ( Đề thi có 3 trang) Thời gian: 45 phút 
ĐỀ II
Họ tên thí sinh: ..................................................... Số báo danh: ....... 
Câu 1: Cacbohidrat nào sau đây có phản ứng tráng gương?
	A. Tinh bột	B. Glucozơ	C. Xenlulozơ	 D. Saccarozơ
Câu 2: Cho các dung dịch: HCl, NaCl, HNO3 (loãng), CuSO4. Fe không tác dụng được với dung dịch nào?
	A. CuSO4	B. HCl	C. NaCl	 D. HNO3 (loãng)
Câu 3: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
	A. Poli etilen B. Poli (metyl metacrylat)	C. Poli butadien	 D. Poli (vinylclorua)
Câu 4: Cho các chất: phenol, stiren, benzen, anilin, glixerol. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là?
	A. 6	B. 4	C. 5	 D. 3
Câu 5: Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là? 
 A. Ag	B. Mg.	 C. Fe.	 D. Cu.
Câu 6: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch X và 2 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là?	
A. Cu ,Ag	B. Ag,Fe	C. Fe,Cu D. Mg,Ag
Câu 7: Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối lớn nhất?
A. Axit glutamic B. Valin	C. Glyxin 	 D. Alanin
Câu 8: Phản ứng hóa học nào không xảy ra:
	A. Fe3+ + Fe ®	B. Ag+ + Fe2+ ® C. Cu + Fe3+ ® D. Cu + Fe2+ ®
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ ?
 A. NH3, C6H5NH2, CH3NH2	 B. C6H5NH2, CH3NH2, NH3 
 C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3	 D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức
B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh.
C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương. 
 D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước.
Câu 11: Cho peptit : H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH .Thủy phân hoàn toàn peptit trên thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ? 
A. 5.	 B. 3.	 C. 2.	 D. 4.
Câu 12: Cho dung dịch các chất sau: axit glutamic; glyxin, lysin, alanin, đimetylamin, anilin, kalibenzoat, phenylamoniclorua, etilenglicol. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là
A. 2, 4, 3.	B. 3, 2, 4.	C. 3, 3, 3.	D. 2, 3, 4.
Câu 13: Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không do các electron tự do quyết định? 
 A. Tính dẫn điện. B. Khối lượng riêng.	C. Ánh kim.	D. Tính dẫn nhiệt.
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Một phân tử tripeptit phải có 3 liên kết peptit. 
B. Thủy phân đến cùng protein luôn thu được α-aminoaxit.
C. Trùng ngưng n phân tử α amino axít NH2-CxHy-COOH ta được hợp chất chứa (n-1) liên kết peptit.
D. Hợp chất gly-ala phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím.
Câu 15: Este no đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát dạng 
A. CnH2nO2 (n≥2). B. CnH2n-2O2 (n≥2). 	C. CnH2n+2O2 (n≥2). 	D. CnH2nO2 (n≥1). 
Câu 16: Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là
 A. Chúng thuộc loại cacbohiđrat.	B. Đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
 C. Đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.	D. Đều không có phản ứng tráng bạc.
Câu 17: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (5).
Câu 18: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7	 B. C2H5COOCH3	C. CH3COOC2H5	 D. HCOOC3H5.
Câu 19: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm OH, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với.
	A. kim loại Na. B . AgNO3/ NH3, đun nóng.	
 C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	 D. Dung dịch brom. 
Câu 20: Sắp xếp các chất sau theo nhiệt độ sôi tăng dần: C2H5COOH (1); HCOOC2H5 (2); C3H7OH (3)
	A. (1) < (3) < (2)	B. (2) < (1) < (3)	C. (3) < (1) < (2)	D. (2) < (3) < (1)
Câu 21: Cho các chất: H2N-CH2-COOH ; C6H5NH2 ; CH3COONH4 ; H2N-CH2-COOCH3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là.	
 A. 3.	B. 4.	C. 2.	 D. 1.
Câu 22: Lấy 6,9 gam natri tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24 lít	 B. 1,12 lít	 C. 3,36 lít	 D. 4,48 lít
Câu 23: Lấy 1,76 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 1,64 gam muối. X là?
	A. HCOOC3H7	 B. CH3COOCH3	 C. C2H5COOCH3	 D. CH3COOC2H5
Câu 24: Amino axit X trong phân tử có chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng vừa đủ dd H2SO4, thu được dd Y chứa 41,4 gam muối trung hòa . Công thức của X là 
A. H2N [CH2]4COOH B. H2N [CH2]2COOH C. H2N [CH2]3COOH D. H2NCH2COOH
Câu 25: Lên men m gam Glucozơ (C6H12O6) với hiệu suất 80 %. Lấy khí CO2 thu được cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là.
	A. 27 gam.	 B. 33,75 gam.	 C. 22,5 gam.	 D. 67.5 gam.
Câu 26: Cho 18 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi thu được 25,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích hỗn hợp dung dịch H2SO4 1M và HCl 2M cần để tác dụng vừa đủ với lượng oxit trên là:
 A. 0,150lít	 B. 0,225 lít	 C. 0,1125 lít	 D. 0,30 lít
Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thỏa mãn trường hợp trên? 
 A. 1,5	 B. 1,8	 C. 2,0	 D. 1,2
Câu 28: Cho 11,8 gam propylamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là.
	A. 250 ml.	 B. 100 ml.	 C. 200 ml.	 D. 150 ml.
Câu 29: Cho 0,1 mol tetrapeptit gly-ala-val –gly tác dụng với hết với dung dịch NaOH thu được số gam muối khan là:
 A. 44,4. B. 46,2	 C. 40,4.	 D. 42,2.
Câu 30 : Phân tử khối trung bình của một loại cao su tự nhiên là 103360. Hệ số polime hóa của cao su đó là 
 A.1544	 B.1520 C. 1560 	 D. 1500
Câu 31: Cho a gam bột Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A chỉ chứa một muối duy nhất và 0,1792 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, N2 có tỉ khối hơi so H2 là 14,25. Tính a ? 
	A. 0,459 gam. 	 B. 0,594 gam. 	 C. 5,94 gam.	D. 0,954 gam. 
Câu 32: Cho một lá sắt có khối lượng 10g vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M sau một thời gian phản ứng vớt lá sắt ra , rửa sạch, làm khô cân được 10,4g. Khối lượng Cu bám vào lá sắt là . 
 A.6,4g	 B.1,28g	 C.0,4g 	 D.3,2g
Câu 33: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là
A. 30,93. B. 30,57. C. 30,21. D. 31,29.
----------- HẾT ----------
SỞ GIÁO DỤC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM 2016
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 
 ( Đề thi có 3 trang) Thời gian: 45 phút 
ĐỀ:III
Họ tên thí sinh: ..................................................... Số báo danh: ....... 
Câu 1: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. 
 C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 2: Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2/OH-?
	A. Glucozơ.	B. Gly-Ala-Gly.	C. Protein.	D. Gly-Ala.	
Câu 3: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là 
 A. 2. 	B. 5. 	 C. 4. 	 D. 3.
Câu 4: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt 3 dung dịch: metylamin, glyxin, axit glutamic là
	A. quỳ tím.	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch HCl.	D. phenolphtalein.	
Câu 5: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.	D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 6: Chỉ ra đâu không phải là polime ?
A.Xenlulozơ	B.Amilozơ	C.Thủy tinh hữu cơ	D.Lipit 
Câu 7: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là 
 A. tính bazơ. 	 B. tính oxi hóa. 	C. tính axit. 	 D. tính khử.
Câu 8: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A.  etyl axetat. B.  etyl fomat. C.  metyl fomat. D.  metyl axetat.
Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
 	A. Vàng. 	B. Bạc. 	 C. Đồng. 	 D. Nhôm.
Câu 10: Chất nào sau đây không có khả năng phản ứng trùng hợp?
	A. H2N-[CH2]6-COOH.	B. CH2=CH2.	C. CH2=CH-Cl.	 D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 11: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là 
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. 	B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. 	D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
	A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.	B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
	C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl	D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng
Câu 13: Tơ nilon-6,6 là :
	A.poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin	B.polieste của axit ađipic và etylenglicol
	C.poliamit của axit -aminocaproic	D. poliacrilonitrin.
Câu 14: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 15: Dãy gồm các kim loại khi tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm là :
A. Al,Hg,Cs,Sr	B. Fe,Zn,Li,Sn	C. K,Na,Ca,Ba	D. Cu,Pb,Rb,Ag
Câu 16: Cho các chất sau: NaCl, HCl, NaOH, C2H5OH (khí HCl làm xúc tác), quỳ tím. Số chất tác dụng được với glyxin là 	
 A. 3.	 B. 4.	C. 5.	D. 2.	
Câu 17: Hai chất đồng phân của nhau là 
A. amilozơ và amilopectin B. xenlulozơ và tinh bột. 
C. saccarozơ và glucozơ.	 D. fructozơ và glucozơ.
Câu 18: Dung dịch FeCl2 có lẫn một ít FeCl3 ,để loại FeCl3 trong dung dịch người ta có thể dùng kim loại nào sau đây: A.Cu	B.Zn	C.Mg	D.Fe 
Câu 19: Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng?
A. X tham gia được phản ứng biure tạo ra phức màu tím. 
 B. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit.
C. X có chứa 4 liên kết peptit. 
 D. X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin.
Câu 20: Chất nào sau đây là đipeptit?
A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 21: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra? 
A. Có khí bay ra và có kết tủa màu xanh lam	B. Có khí bay ra và có kết tủa Cu màu đỏ
C. Có kết tủa Cu màu đỏ	D. Có khí bay ra
Câu 22: Cho 0,1 mol tripeptit gly-ala-val tác dụng với hết với dung dịch NaOH thu được số gam muối khan là :
A. 34,7. B. 36,5.	 C. 32,5.	 D. 30,7.
Câu 23: Cho 10,22 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 15,33 gam muối (biết muối có dạng RNH3Cl). Số đồng phân cấu tạo của X là 
A. 4. B. 8.	 C. 2.	 D. 3.
Câu 24: Hỗn hợp M gồm hai peptit  X và Y, chúng cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5 với tỉ lệ mol nX: nY=1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12gam glixin và 5,34gam alanin. Giá trị của m:
A. 14,46.	 B. 16,46.	 C. 15,56.	 D. 14,36.
 Câu 25: Cho 10,8 gam Al vào 400 ml dung dịch dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Fe(NO3)3 0,75M đến khi ngừng phản ứng thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: 
A. 21,6	 B. 13,2	 C. 17,7	 D. 39,3
Câu 26: Phân tử khối trung bình của P.V.C bằng 250000. Hệ số polime hóa của P.V.C là 
 A. 400	 B. 4000	 C. 40000	 D. 40.
Câu 27: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 78 gam kim loại K vào 724 gam nước là 	
 A. 14,1 % 	B. 13,9 % 	 	 C. 14,0 % 	 D. 9,73% 
Câu 28: Cho 8,9 gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn , cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 16,9 gam	B. 22,2 gam	C. 15,1 gam	D. 11,1 gam
Câu 29: Cho 20 gam X có CTPT là C5H8O2 tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng thì thu được 22,4 gam muối. Công thức cấu tạo của X là 
 A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. 	B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
 C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. 	D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.
Câu 30: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4 sau một thời gian khối lượng lá sắt tăng thêm 3,2 gam. Vậy khối lượng Cu bám trên lá sắt là A. 2,56g	 B. 12,80g	C. 25,60g	 D. 6,40g
Câu 31: Cho 9,75 gam một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là A. Zn 	B. Mg 	 	 	C. Ni 	 	D. Cu 
Câu 32: Tiến hành lên men rượu 200ml dung dịch glucozo 2M .Toàn bộ khí CO2 sinh ra được cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 60g kết tủa . Hiệu suất của phản ứng lên men là :
	A.	100%	B.60%	C.	75%	D.80%
Câu 33: Cho 21,3 g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp oxit B có khối lượng 33,3 g. Hỏi để hòa tan hoàn toàn B cần ít nhất bao nhiê

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_12016.doc