Đề kiểm tra chuyên đề lần 3 Lịch sử lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chuyên đề lần 3 Lịch sử lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chuyên đề lần 3 Lịch sử lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 LỚP 11 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: . Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 9133 nổ ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Pháp.	B. Đức.	C. Anh.	D. Mĩ.
Câu 2: . Đầu thế kỉ XIX, chính quyền Mĩ đã ra sức biến khu vực Mĩ la tinh thành
A. Đồng minh của Mĩ	B. Căn cứ quân sự của Mĩ.
C. “Sân sau” của Mĩ.	D. Thuộc địa của Mĩ.
Câu 3: . Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, thái độ của chính quyền Mĩ như thế nào?
A. Ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.	B. Tích cực chạy đua vũ trang.
C. Giữ thái độ trung lập.	D. Kêu gọi các nước chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 4: . Đế quốc nào dưới đây có thái độ hung hãn nhất trong cuộc chạy đua giành giật thị trường thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Đức.	B. Mĩ.	C. Nhật Bản.	D. Anh.
Câu 5: . Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, chính quyền Mĩ đã
A. Giải quyết nạn thất nghiệp.	B. Thực hiện chính sách mới.
C. Hỗ trợ nông dân về vốn và cây giống	D. Tiến hành cải cách
Câu 6: . Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các quốc gia nào dưới đây?
A. Anh và Đức.	B. Mĩ và Pháp.	C. Anh và Mĩ.	D. Anh và Pháp.
Câu 7: . Nguyên nhân cơ bản khiến Xiêm không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây cuối thế kỉ XIX là
A. Xiêm tiến hành cải cách.
B. Sự lớn mạnh của Xiêm về kinh tế, quân sự.
C. Xiêm đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Xiêm tiến hành cuộc duy tân đất nước
Câu 8: . Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh
A. Mang tính chính nghĩa.
B. Phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
C. Vừa mang tính chính nghĩa vừa mang tính phi nghĩa
D. Giải phóng dân tộc đối với các nước thuộc địa.
Câu 9: . Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.	B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến	D. Chủ nghĩa đế quốc độc quyền
Câu 10: . Hình ảnh “cái bánh ngọt” Trung Quốc để miêu tả nội dung nào dưới đây?
A. Biểu tượng của Trung Quốc
B. Một loại bánh nổi tiếng của Trung Quốc.
C. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.
D. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc.
Câu 11: . Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đã dẫn tới mâu thuẫn tất yếu nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” với đế quốc “trẻ”.
C. Mâu thuẫn về kinh tế.
D. Mâu thuẫn về chính trị.
Câu 12: Chính sách kinh tế mới của nước Nga không đề cập tới lĩnh vực nào dưới đây?
A. Thủ công ngiệp.	B. Thương nghiệpvà tiền tệ.
C. Nông nghiệp.	D. Công nghiệp.
Câu 13: . Trong những năm 1918 – 1923 nước Đức ở vào tình trạng
A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.	B. Khủng hoảng về kinh tế, tài chính.
C. Chia cắt theo hòa ước Vécxai.	D. Ổn định và phát triển.
Câu 14: . Cuộc cách mạng tháng Hai ở nước Nga năm 1917 do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Công nhân.	B. Vô sản.	C. Nông dân.	D. Tư sản.
Câu 15: . Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Mở ra kỉ nguyên mới đối với nước Nga.
C. Đưa nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
D. Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột.
Câu 16: . Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là
A. Bất hợp tác, bất bạo động	B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh chính trị	D. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
Câu 17: . Nội dung nào dưới đây được lấy làm mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.	B. Nước Đức kí Hiệp ước đầu hàng.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.	D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
Câu 18: . Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào dưới đây đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ?
A. Đức	B. Anh	C. Pháp	D. Mĩ
Câu 19: . Nội dung nào dưới đây đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập	B. Cách mạng Tân Hợi
C. Phong trào Ngũ Tứ	D. Phong trào Nghĩa hòa đoàn
Câu 20: . Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911?
A. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Không động chạm đến các nước đế quốc.
D. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến.
Câu 21: . Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại thuộc về phe
A. Liên minh	B. Hiệp ước	C. Đồng minh	D. Phát xít
Câu 22: . Một trong những hậu quả cơ bản mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại là
A. Tình trạng bất ổn định trong xã hội.	B. Nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.	D. Nạn thất nghiệp gia tăng.
Câu 23: . Giới cầm quyền ở Nhật Bản đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào dưới đây?
A. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội	B. Chạy đua vũ trang để giành giật thuộc địa
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước	D. Tiến hành chiến tranh xâm lược ra bên ngoài
Câu 24: . Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát ngày 28/6/1914 được xem là
A. Duyên cớ dẫn tới chiến tranh.
B. Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh bùng nổ.
C. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh.
D. Ngọn gió thổi bùng chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 25: . Cho các nội dung sau đây:
1. Chính sách kinh tế mới.
2. Cách mạng tháng Mười thắng lợi.
3. Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập
4. Lênin qua đời.
Hãy sắp xếp các nội dung trên theo trình tự thời gian
A. 2,1,3,4	B. 1,2,3,4	C. 4,1,2,3	D. 3,2,4,1
Câu 26: . Trước khi nổ ra cuộc cách mạng tháng Hai, về chính trị nước Nga là nước theo thể chế nào dưới đây?
A. Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.	B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Phong kiến.	D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 27: . Việc phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941 đã làm
A. Thay đổi cục diện chiến tranh	B. Thay đổi tính chất chiến tranh
C. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh	D. Làm thay đổi tương quan lực lượng
Câu 28: . Trong quá trình xâm lược Trung Quốc, Nhật Bản đã chiếm vùng nào dưới đây?
A. Quảng Đông	B. Quảng Tây	C. Mãn Châu	D. Đông Bắc
Câu 29: . Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản đang ở trong tình trạng như thế nào?
A. Đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ.	B. Đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Đang thống trị ở Nhật Bản.	D. Đang chuyển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Câu 30: . Để bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1919 chính quyền Xô viết thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Trưng thu lương thực.	B. Cộng sản thời chiến.
C. Chính sách mới.	D. Chính sách kinh tế mới.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docMÃ ĐỀ 209.doc