Đề kiểm tra chương 4 môn Vật lí lớp 10 - Nguyễn Thị Hà My

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương 4 môn Vật lí lớp 10 - Nguyễn Thị Hà My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chương 4 môn Vật lí lớp 10 - Nguyễn Thị Hà My
ĐỀ KIỂM TRA HẾT CHƯƠNG VI
Đề 201
Phần A. Trắc nghiệm:
Câu 1. Một máy lạnh hoạt động với hiệu suất cực đại giữa hai nguồn nhiệt là 300C và 00C. Tính công mà máy lạnh tiêu thụ để làm cho 1kg nước ở 300C đông thành nước đá ở 00C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 00C là 334kJ/kg.
33,06kJ. B. 37kJ. C. 36,7kJ. D. 35,6kJ.
Câu 2. Trong một khối khí có thể tích V = 7,5 lít, áp suất p = 2.105Pa, nhiệt độ t = 270C. Khí được nén đẳng áp nhận công 50J. Nhiệt độ sau cùng của khí là bao nhiêu?
310C. B. 580C. C. 770C. D. Đáp án khác.
Câu 3. Nếu 12g khí hidro dãn đẳng áp thể tích tăng gấp 3. Khí thực hiện công 30kJ. Cho cp = 14,6kJ/kg.K. Nhiệt lượng truyền cho khí là bao nhiêu (làm tròn)?
105kJ. B. 165kJ. C. 212kJ. D. 215kJ.
Câu 4. Bình kín (dung tích coi như không đổi) chứa 14g N2 ở áp suất 1atm và nhiệt độ 270C. Khí được đun nóng, áp suất tăng gấp 5 lần. Cho c = 0,74kJ/kg.K. Nội năng của khí biến thiên một lượng bao nhiêu?
9,5kJ. B. 12,5kJ. C. 22,7kJ. D. 10,3kJ.
Câu 5. Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào?
Áp suất, thể tích và nhiệt độ. C. Thể tích và nhiệt độ.
Chỉ phụ thuộc nhiệt độ. D. Chỉ phụ thuộc thể tích.
Câu 6. Một động cơ nhiệt lí tưởng hoạt động với hai nguồn nhiệt 1000C và 25,40C. Muốn tăng hiệu suất gấp 1,25 lần thì nhiệt độ của nguồn nóng phải là bao nhiêu?
1150C. B. 1250C. C. 1540C. D. Đáp án khác.
Câu 7. Một bình kín chứa 2g khí lí tưởng ở 200C, đun nóng để áp suất khí tăng lên gấp 2 lần. Cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích của khí bằng 12,3.103J/kg.K. Xác định nhiệt độ của khí sau khi đun và độ biến thiên nội năng của khối khí?
3000C, 7000J. B. 3130C, 7000J. C. 3150C, 7108J. D. 3130C, 7208J.
Câu 8. Người ta thực hiện một công 50J đề nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng trong xi lanh. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình nén?
100J. B. 50J. C. -50J. D. -100J.
Câu 9. Có 6,5g khí hidro ở 270C được đun nóng đẳng áp, thể tích tăng gấp đôi. Tính công do khí thực hiện, nhiệt lượng truyền cho khí và độ biến thiên nội năng của khí, biết nhiệt dung riêng đẳng áp của khí hidro là cp = 14,3kJ/kg.K?
A = 8,1kJ, Q = 27,9kJ, ΔU = 19,8kJ C. A = 7,9kJ, Q = 28kJ, ΔU = 20,1kJ.
A = 8,0kJ, Q = 29kJ, ΔU = 37kJ D. A = 8,1kJ, Q = 27,9kJ, ΔU = 36kJ.
Câu 10. 20g khí O2 ở áp suất 2.105Pa và nhiệt độ 310C được đun nóng đẳng áp. Khí dãn nở đến thể tích 25 lít. Công mà khí thực hiện là bao nhiêu?
2420J B. 3420J. C. 5240J. D. 6240J.
Câu 11. Có một khối khí lí tưởng ở trạng thái xác định bởi ba thông số p, V, T. Khi khối khí biến đổi trạng thái bất kì, thông số nào không ảnh hưởng đến nội năng của khí?
p. B. V. C. V và p. D. Cả 3 thông số đều ảnh hưởng.
Xét một vật ở các trường hợp sau: (1): thực hiện công hoặc nhận công. (2): tỏa nhiệt lượng hoặc thu nhiệt lượng. (3): thực hiện hoặc nhận công và tỏa hoặc thu nhiệt lượng. Hãy trả lời câu 12, 13.
Câu 12. Ở trường hợp nào, nội năng của vật biến thiên?
(1). B. (2). C. (3). D. (2) + (3).
Câu 13. Ở trường hợp nào có thể nội năng của vật không thay đổi?
(1). B. (2). C. (3). D. (1) + (3).
Câu 14. Trong quá trình nào nội năng của khí thay đổi?
Đẳng nhiệt. B. Đẳng nhiệt và đẳng tích. C. Đẳng tích và đẳng áp. D. Cả 3 đẳng quá trình.
Câu 15. Trong quá trình nào nội năng của khí không thay đổi?
Đẳng tích. B. Đẳng áp. C. Đẳng nhiệt. D. Đoạn nhiệt.
Câu 16. Nguyên lý I Nhiệt động lực học là sự vận dụng cho các hiện tượng về nhiệt của định luật hay nguyên lí nào?
Tương đương giữa công và nhiệt. C. Bảo toàn công.
Bảo toàn cơ năng. D. Bảo toàn năng lượng.
Câu 17. Một hòn bi bằng thép, khối lượng m = 100g được thả rơi từ độ cao h1 = 2m, xuống nền nhà và nẩy lên với độ cao h2 = 0,5m. Tính độ tăng nội năng của hệ (hòn bi – nền nhà – không khí)?
2,5J. B. 0J. C. 1,5J. D. -2,5J.
Câu 18. Một lượng khí lý tưởng trong một xi lanh nằm ngang được đậy kín bằng một pittong có thể chuyển động không ma sát. Áp suất của khí quyển là p0 = 105Pa. Cung cấp cho một nhiệt lượng Q = 10J cho lượng khí thì thể tích khí tăng thêm 40cm3. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí?
14J. B. 4J. C. 10 J. D. 6J.
Câu 19. Hiệu suất của động cơ nhiệt có biểu thức nào sau đây?
 B. C. D. Một biểu thức khác.
Câu 20. Khi máy lạnh làm việc thì nhiệt từ một vật truyền sang vật khác nóng hơn. Có thể kết luận như nào về hoạt động này?
Đi ngược lại định luật bảo toàn năng lượng.
Đi ngược lại nguyên lí I Nhiệt động lực học.
Đi ngược lại nguyên lí II Nhiệt động lực học.
Tuân theo các định luật và nguyên lí đã nêu.
Phần B. Tự luận
Bài 1. Có 1,4 mol chất khí lí tưởng ở nhiệt độ 300K. Đun nóng khí đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng cung cấp cho khí trong quá trình này là 1000J. Sau đó khí được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ bằng nhiệt độ ban đầu và cuối cùng khí được đưa về trạng thái ban đầu bằng quá trình nén đẳng nhiệt.
Vẽ đồ thị của chu trình đã cho trong hệ tọa độ (p,V).
Tính công A’ mà khí thực hiện được trong quá trình đẳng áp.
Tính độ biến thiên nội năng của khí ở mỗi quá trình của chu trình.
Tính nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình đẳng tích.
Bài 2. Hiệu suất thực của một máy hơi nước bằng nửa hiệu suất cực đại. Nhiệt độ của hơi khi ra khỏi lò hơi (nguồn nóng) là 2270C và nhiệt độ của buồng ngưng (nguồn lạnh) là 770C.
 Tính nhiệt lượng của máy hơi nước này nếu mỗi giờ nó tiêu thụ 700kg than có năng suất tỏa nhiệt là 31.106J/kg. 
Tính công của máy hơi nước trong 1 giờ và công suất của máy hơi nước trong 1 giờ?
Bài 3. Người ta thả một miếng đồng m = 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C đến 200C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy cCu = 400J/kg.K, cH2O = 4200J/kg.K.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_het_chuong_6.doc