Đề kiểm tra chung lần 2 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học - Khối 10 - Mã đề thi 209 - Trường THPT Lê Qúy Đôn

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chung lần 2 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học - Khối 10 - Mã đề thi 209 - Trường THPT Lê Qúy Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chung lần 2 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học - Khối 10 - Mã đề thi 209 - Trường THPT Lê Qúy Đôn
Trường THPT Lê Qúy Đôn
Tổ Hóa - Sinh - KTNN
 ĐỀ KIỂM TRA CHUNG LẦN 2 NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Hóa học - Khối 10 
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 10/11/2016
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
 Cho Na (Z=11); Mg (Z=12); Al (Z=13); Si (Z=14); P (Z=15); S (Z=16); Cl (Z=17); Ar (Z=18); K (Z=19); Ca (Z=20); Sc (Z=21)
Cho : Li =7; Na =23; K=39; Cl =35,5; Ca=40; Ba=137; Mg=24; O=16; H=1
CHÚ Ý: THÍ SINH GHI MÃ ĐỀ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRÊN GIẤY LÀM BÀI TỰ LUẬN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm, thời gian 15 phút)
Câu 1: Tính bazơ của các hiđroxit NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 được sắp xếp theo trật tự nào?
A. Mg(OH)2 > NaOH > Al(OH)3	B. Al(OH)3 > NaOH > Mg(OH)2
C. NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3	D. NaOH > Al(OH)3 > Mg(OH)2
Câu 2: Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). Vậy ZB – ZA bằng
A. 8.	B. 6.	C. 18.	D. 1.
Câu 3: X, Y, R, A, B lần lượt là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng HTTT (bắt đầu từ X có điện tích hạt nhân bé nhất), tổng điện tích hạt nhân nguyên tử của 5 nguyên tố là 80. Các nguyên tố đó lần lượt là
A. Cl, Ar, K, Ca, Sc.	B. S, Cl, Ar, K, Ca.	C. Na, Mg, Al, Si, P.	D. Si, P, S, Cl, Ar.
Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ?
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại cùng thuộc 1 phân nhóm chính ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Khi hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lit H2 (đktc). 2 kim loại đó là
A. Na, K.	B. Ca, Ba.	C. Ca, Mg.	D. Li, K.
Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu nhóm A?
A. 6.	B. 10.	C. 4.	D. 8.
Câu 7: Nguyên tố X thuộc nhóm VA, công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O5.	B. XO3.	C. X2O3.	D. XO.
Câu 8: Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 9. Hợp chất khí của X với H là
A. H2X.	B. HX.	C. HX2.	D. H3X.
Câu 9: Nguyên tố Natri thuộc chu kì
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 10: Nguyên tố X ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. Số electron hóa trị trong nguyên tử X là
A. 8.	B. 6.	C. 2.	D. 4.
Câu 11: Sắp xếp độ âm điện của các nguyên tố Si, Al, Na theo thứ tự tăng dần
A. Na < Al < Si.	B. Si < Al < Na.	C. Al < Na < Si.	D. Si < Na < Al.
Câu 12: Nguyên tử X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 3 electron. Tổng số electron của nguyên tử X là
A. 10.	B. 15.	C. 13.	D. 12.
-----------------------------------------------
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm, thời gian 30 phút)
Câu 1. (2,0 điểm) Cho các nguyên tố: A (Z=4); B (Z=9); C (Z=11); D (Z=25).
Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B, C, D trong bảng tuần hoàn? 
Câu 2. (2,0 điểm) Nguyên tố X thuộc nhóm VI A trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của X thì X chiếm 40% về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố X?
Câu 3. (3,0 điểm) Cho 7,8 gam một kim loại R nhóm IA tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 14,6% thu được 2,24 lit khí H2 ở đktc. 
a. Xác định tên kim loại R?
b. Tính khối lượng dung dịch axit HCl đã dùng biết lượng dung dịch axit đã lấy dư 10% so với lượng phản ứng?
 c. Tính nồng độ phần trăm (C%) các chất trong dung dịch sau phản ứng?
Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docMÃ ĐỀ 209.doc