SỞ GD& ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017. MÔN: VẬT LÝ 10 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) I.Chủ đề: Chuyển động cơ I.1. Nhận biết (1 câu) Câu 1: : Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? A. Trái đất quay quanh trục của nó. B. Viên đạn bay trong không khí loãng. C.Trái đất quay quanh mặt trời. D. Viên bi rời từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất II.Chủ đề: Chuyển động thẳng đều (4 câu) II.1 Nhận biết (2 câu) Câu 1: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có: A. Quĩ đạo là đường thẳng. B. Vecto vận tốc không đổi theo thời gian và luôn vuông góc với quĩ đạo chuyển động của vật. C. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. D. Gia tốc luôn bằng 0. Câu 2. Chọn đáp án sai. A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn dương. D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt. II.2.Thông hiểu (1 câu) Câu 1: Chọn kết luận đúng A. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường luôn tỷ lệ thuận với vận tốc. B. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường luôn tỷ lệ thuận với thời gian t. C. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng. D. Tất cả A,B,c đều đúng. II.3.Vận dụng cấp độ thấp (1 câu) Câu 1: Lúc 7h một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với vận tốc 72 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Phương trình chuyển động của ô tô là: A.x = 72t ( km-h); B. x = - 72t ( km-h); C. x = 72 - 72t ( km-h); D. x = 72t - 72 ( km-h) III. Chủ đề: Chuyển động thẳng biến đổi đều (6 câu) III.1. Nhận biết (3 câu) Câu 1. Chọn đáp án sai. A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0. C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi. D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 2: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: A.a.v > 0. B. a.v 0. D. a < 0. Câu 3: Phương trình nào trong các phương trình sau là phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều A. x = 5 - 2t + t2 B. x = 5 + 6t C. x = 5+ 2t + t2 D. x = -5 – 6t III.2. Thông hiểu (1 câu) Câu 1: Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc cuả chuyển động thẳng nhanh dần đều ta có các điều kiện nào dưới đây? A. s > 0; a > 0; v > v0. B. s > 0; a < 0; v <v0. C. s > 0; a > 0; v 0; a v0. III.3. Vận dụng ở cấp độ thấp (1 câu) Câu 1: Đường đi của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: s = 3t + 2t2 (m;s). Vận tốc tức thời của vật tại t = 2s là: A. 11 m/s. B. 10 m/s. C. 5 m/s. D. 7 m/s. III.4. Vận dụng cấp độ cao (1 câu) Câu 1. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạng đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là: A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. C. a =0,2 m/s2 , v = 8m/s. D. a =1,4 m/s2, v = 66m/s. IV. Chủ đề: Sự rơi tự do (2 câu) IV.1. Nhận biết (1 câu) Câu 1. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. IV.2. Thông hiểu (1 câu) Câu 1:Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 và h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng 1/2 lần của vật thứ hai. . Tỉ số A B. C. D. V. Chuyển động tròn đều (3 câu) V.1. Nhận biết (2 câu) Câu 13. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm: A. Đặt vào vật chuyển động. B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo. C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo. D. Độ lớn . Câu 2:Trong chuyển động tròn đều: A. B. C. v = aht.r. D. aht = w.r. V.2. Thông hiểu (1 câu) Câu 1. So sánh gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm ở vành ngoài và một điểm B nằm ở chính giữa bán kính của một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm đĩa? A. B. C. D. VI. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc ( 2 câu) VI.1. Thông hiểu (1 câu) Câu 1: Vận tốc chuyển động có tính tương đối vì: A.Vận tốc chuyển động được đo một cách gần đúng chứ không tuyệt đối chính xác được. B. Quá trình chuyển động vận tốc thay đổi lúc nhanh lúc chậm. C. Cùng một vận tốc chuyển động nhưng có người cho nhanh có người cho là chậm. D.Vận tốc của chuyển động không có giá trị nhất định mà tùy thuộc vào hệ quy chiếu. VI.2. Vận dụng cấp độ cao (1 câu) Câu 1:Hai bến sông A và B cách nhau 18km. Tính khoảng thời gian để một ca nô xuôi dòng nước từ A đến B rồi lại ngay lập tức chạy ngược dòng trở về A. Cho biết vận tốc của ca nô đối với dòng nước là 16,2 km/h và vận tốc dòng nước đối với bờ sông là 1,5 m/s. A. 1h 40p B. 1h 20p C. 2h 30p D. 2h 10p VII. Sai số của phép đo đại lượng vật lí (1 câu) VII.1. Nhận biết Câu 1:Khi đo chiều dài một cái bàn bằng một cây thước, mỗi học sinh trong lớp đo được các giá trị khác nhau, nguyên nhân này là do: A. Sai số tỉ đối B.Sai số tuyệt đối C.Sai số dụng cụ D.Sai số ngẫu nhiên. VIII. Thực hành: Khảo sát sự chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do (1 câu) VIII.1. Thông hiểu Câu 1:Chọn đáp án đúng. Phép thực hành xác định gia tốc rơi tự do là: A. Đo trực tiếp gia tốc rơi tự do B. Đo gián tiếp gia tốc rơi tự do C. Không có sai số dụng cụ D.Không ảnh hưởng đến yếu tố bên ngoài môi trường PHẦN 2: TỰ LUẬN (5,0 điểm) Bài 1 (3,0 điểm): Cùng một lúc, có hai xe chuyển động ngược chiều để gặp nhau.Từ địa điểm A, xe thứ nhất chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu là 54km/h và gia tốc 0,4 m/s2 ; từ địa điểm B, xe thứ hai chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5m/s và gia tốc 0,4 m/s2. Đoạn đường AB có độ dài 360m . Chọn trục tọa độ Ox có gốc tọa độ tại A chiều dương từ A đến B . 1/ Hãy biểu diễn các vecto vận tốc và gia tốc của mỗi xe trên cùng một trục tọa độ ? 2/ Sau bao lâu hai xe sẽ gặp nhau và đến khi gặp nhau mỗi xe đã đi được quảng đường dài bao nhiêu ? Bài 2 (2,0 điểm): Trái Đất có tâm O quay đều quanh Mặt Trời trên đường tròn bán kính R = 1,5.108km, đồng thời Trái Đất tự quay quanh trục đi qua tâm O và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của O. Một tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. 1/ Tính tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của tàu thủy khi Trái Đất tự quay quanh trục của nó? 2/ Tính vận tốc dài của tàu thủy lúc giữa trưa và lúc nửa đêm. Các chiều tự quay của Trái Đất và quay quanh Mặt Trời trùng nhau.
Tài liệu đính kèm: