>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 1/7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 130 Họ và tên:..SBD Câu 1: Phương trình điện phân nào sau đây viết sai? A. 2NaOH dpnc 2Na+O2+ H2 B. Al2O3 dpnc2Al+3/2O2 C. CaBr2 dpnc Ca + Br2 D. 2NaCl dpnc 2Na+Cl2 Câu 2: Cho 2,7 gam một miếng nhôm để ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Phần trăm miếng nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí là : A. 40% B. 80% C. 50% D. 60% Giải: nAl = 0,1 4Al+3O2 -> 2Al2O3 nO2 = 1,44/32=0,045 => nAl (phản ứng) = 0,045.4/3=0,06 Phần trăm miếng nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí là : 0,06/0,1=60% Câu 3: Lấy m gam Na cho tác dụng với 500ml HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,672 (l) hỗn hợp N (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch NaOH dư thì thoát ra 0,336 (l) khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo ra sản phẩm khử duy nhất. Xác định m (g): A. 9,2 gam B. 5,75 gam C. 6,9 gam D. 8,05 gam Giải: Cho thêm vào M dung dịch NaOH dư thì thoát ra 0,336 (l) khí Y => M gồm NH4NO3 và NaNO3 => hỗn hợp N gồm H2 và NH3 nNH4NO3 = nNH3 = 0,336/22,4 =0,015 Trong hỗn hợp N , đặt nH2=x => nNH3= 2x (do nNH3 = nNaOH = 2nH2) Ta có : x+2x=0,03 => x= 0,01 Bảo toàn e cho toàn bộ quá trình : nNa = 2nH2 + 8nNH3 = 2.0,01 + 8.(2.0,01+0,015)=0,3 Vậy m = 0,3.23= 6,9g Câu 4: Đốt cháy este 2 chức mạch hở (X được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 5 liên kết ) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là? A. 28,0 B. 26,2 C. 24,8 D. 24,1 Giải: Gọi số mol X, CO2, H2O lần lượt a, b,c. Gọi số liên kết π là k (2≤k ≤5) Bảo toàn nguyên tố O → nO2 = mol Ta có hệ Thay giá trị của k lần lượt 2,3,4,5, giải hệ thấy chỉ có k =3 , a= 0,15, b=0,9, c= 0,6 (thỏa mãn)→ X có công thức C6H8O4 (Chú ý axit tạo este phải no đa chức) >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 2/7 Để giá trị m là lớn nhất thì muối tạo thành phải có phân tử khối lớn nhất → X có công thức CH3OOC-CH2- COOCH=CH2 Vậy chất rắn gồm 0,15 mol NaOOC-CH2-COONa và NaOH dư: 0,1 mol → m= 26,2 gam. Đáp án B Câu 5: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2, cho 10 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 6: Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung của kim loại là: A. Các electron lớp ngoài cùng B. Các electron hóa trị. C. Các electron hóa trị và các electron tự do D. Các electron tự do Câu 7: Hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y (MX<MY). Y không bị oxi hóa bởi CuO đun nóng. Khi đun nóng hỗn hợp A với H2SO4 ở 140 0C thì thu được hỗn hợp ete. Trong đó có ete E có công thức C5H12O. X, Y lần lượt là? A. Metanol và 2-metylpropan-2- ol B. Metanol và 2-metylpropan-1- ol C. Etanol và propan-1- ol D. Etanol và propan-2- ol Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7) Cho FeS vào dung dịch HCl. (8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 9: Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng? 1) Nguồn nguyên liệu sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là FeS2 và S. 2) Nước clo sẽ nhạt màu nhanh nếu không đậy kín nắp bình hoặc chiếu sáng. 3) Flo là phi kim mạnh hơn clo nên có thể dùng F2 tác dụng với dung dịch NaCl để được clo. 4) Trong công nghiệp, để điều chế oxi ta có thể điện phân nước, chưng cất phân đoạn không khí lỏng, nhiệt phân KClO3, KMnO4. 5) Có thể dùng clo, khí ozon để diệt khuẩn nước máy. 6) Một lượng nhỏ khí flo trộn trong kem đánh răng sẽ bảo vệ tốt cho răng. 7) Photpho trắng có khả năng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ. 8) Amoniac có thể dùng trực tiếp làm phân bón hoặc sản xuất phân bón ure, đạm amoni. A. 6 B. 7 C. 5 D. 4 Câu 10: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. NaOH. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. AgNO3/NH3, đun nóng. Câu 11: Có bao nhiêu loại quặng sau đây có thành phần chính là hợp chất của sắt? Boxit, Hematit, Xeđerit, Đolomit, Aphatit, pirit, Manhetit, photphorit, Sinvinit A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 12: Cho các chất sau: CuSO4, CH2Cl2, KCl, HF, CH3COOH, CH3COONa, C6H6, C2H5OH Số chất điện li mạnh là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 13: Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng andehit fomic (1). Thêm 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm (2). Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hòa tan hết (3). Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 -70 0C trong vài phút (4). Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 3/7 Thứ tự tiến hành đúng là? A. (4), (2), (3), (1) B. (4), (2), (1), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (4), (2), (3) Câu 14: Cho 10,2 gam hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, CaCO3 vào 300 ml dung dịch HCl 1M (d=1,1 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch X. Tính nồng độ % NaCl trong X? Biết nước bay hơi không đáng kể. A. 3,854% B. 1,161% C. 1,275% D. 1,146% Câu 15: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (Giả sử chỉ xẩy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại), sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan. - Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Thành phần chất rắn Y gồm các chất là? A. Al, Fe, Al2O3 B. Fe2O3, Fe, Al2O3. C. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3 D. Fe, Al2O3 Giải: 2Al+Fe2O3 -> Al2O3 + 2Fe Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36lít khí (đktc) => Al dư nAl dư = 2/3 nH2 = 0,025 mol Phần 2: nFe = nH2 – 2/3nAl = 0,3 => nAl2O3 = ½ nFe = 0,15 Khối lượng rắn sau phản ứng = 2( 0,025.27+0,3.56+0,15.102) Fe2O3 dư Vậy Y gồm Al, Fe2O3,Al2O3,Fe Câu 16: Chia 15,2 gam hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức A, B thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng hết với Na tạo ra 1,68 lít H2 (đktc) - Phần 2 : Tác dụng hoàn toàn với CuO, to thu được hỗn hợp X, cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Số cặp ancol thỏa mãn A, B là? A. 5 B. 1 C. 4 D. 3 Giải: Phần 1: n ancol = 2nH2 = 0,15 Phần 2 : nAg=0,4 > 2n ancol => X có HCHO => A là CH3OH TH1 : B là ancol bậc 1 Đặt nA=a, nB=b (trong từng phần) Ta có : a+b=0,15 và 4a+2b=0,4 => a= 0,05 ; b= 0,1 => MB = (15,2/2-0,05.32)/0,1=60 => B là C-C-C-OH TH2 : B là ancol bậc 2 => Trong từng phần : nA=nAg/4=0,1 => nB=0,05 => MB =88 => B là C-C(OH)-C-C-C hoặc C-C- C(OH)-C-C hoặc C-C(CH3)-C(OH)-C Câu 17: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COOH và glixerol. B. C15H31COONa và etanol. C. C17H35COONa và glixerol. D. C15H31COOH và glixerol. Câu 18: Cho các chất sau: C2H3 (1) CH3 (2) (3) C2H5 C2H5 CH3 (4) C2H3 C2H5 (5) Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của Benzen? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Giải: (2) , (3), (4) => Đáp án C Câu 19: Cho 1,82 gam hỗn hợp Ba, Na vào nước dư thu được 100ml dung dịch X và 0,448 lít khí(đktc). Thể tích dung dịch có pH=1 dùng để trung hòa 10ml X là: A. 30ml B. 100ml C. 40ml D. 400ml Giải: >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 4/7 nOH- = 2nH2 = 0,04 => trong 10ml X có 0,004 mol OH- Thể tích dung dịch có pH=1 dùng để trung hòa 10ml X là: 0,004/0,1=0,04l Câu 20: Để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, người ta cho dung dịch HCl đậm đặc tác dụng chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3 Khí clo thoát ra thường có lẫn khí HCl và hơi nước. Để thu được khí clo sạch người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm trên lần lượt qua các bình chứa các chất sau: A. dd NaCl bão hòa, CaO khan. B. dd H2SO4 đặc, dd NaCl bão hòa. C. dd NaOH, dd H2SO4 đặc. D. dd NaCl bão hòa, dd H2SO4 đặc. Câu 21: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 64,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 59,92 lít khí O2 (đktc) , thu được khí CO2 và 46,8 gam nước. Mặt khác 64,6 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là : A. 21,6 gam B. 23,4 gam. C. 32,2 gam D. 25,2 gam Câu 22: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là? A. N2O và Al B. N2O và Fe C. NO và Mg D. NO2 và Al Giải: M khí = 2.22=44 => Khí đó là N2O n(e trao đổi) = 8nN2O = 0,042.8=0,336 mol Gọi n là hóa trị của M => 3,024/M = 0,336/n => M/n=9 => M là Al Câu 23: Tripeptit X có công thức phân tử là C8H15O4N3. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là? A. 8 B. 9 C. 12 D. 6 Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, khí Metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp Natri axetat với vôi tôi xút. Hình vẽ nào sau đây lắp đúng? A. (4) B. (2) và (4) C. (3) D. (1) Câu 25: Số nguyên tố mà nguyên tử có Z< 25 và có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Giải: N 1s2 2s2 2sp3 (Z=7) , P [Ne]3s2 3p3 (Z=15) và V [Ar]3d34s2 (Z=23) Câu 26: Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 x (M) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. x có giá trị là A. 0,8M. B. 0,4M. C. 1,0M D. 0,5M. Giải: Al + 3Fe3+ -> Al3+ + 3Fe2+ 0,12 0,36 2Al + 3Cu2+ -> 2Al3+ + 3Cu 2Al + 3Fe2+ -> 2Al3+ + 3Fe Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 kim loại => Al hết Đặt nCu = a , nFe = b Ta có : 64a+56b=26,4 và 2/3a+2/3b=0,3 => a=0,15 ; b=0,3 => x = 0,15/0,3=0,5 Câu 27: Cho một thanh Zn vào dung dịch HCl loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch CuSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Hỏi thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu nào? A. Điện hóa. B. Zn không bị ăn mòn nữa C. Hóa học. D. Hóa học và điện hóa. >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 5/7 Câu 28: Trung hòa 500 ml dung dịch axit carboxylic đơn chức X bằng 200ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 1,92 g muối A. C2H5COOH với nồng độ 0,4 M B. C2H5COOH với nồng độ 0,04M C. CH3COOH với nồng độ 0,4M D. CH3COOH với nồng độ 0,04M Nồng độ của X : 0,02/0,5=0,04 Giả sử CTPT của X là RCOOH => thu được 1,92g muối RCOONa => R=1,92/0,02-67=29 => X là C2H5COOH Câu 29: Tơ enang (nilon-7) được điều chế bằng cách trùng ngưng aminoaxit nào? A. H2N-(CH2)4-COOH. B. H2N-(CH2)3-COOH. C. H2N-(CH2)6-COOH. D. H2N-(CH2)5-COOH. Câu 30: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 31: Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió ( khi người bị mệt mỏi, chóng mặtdo trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng: 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là: A. Ag B. O2 C. H2S D. H2S và O2 Câu 32: Một loại quặng boxit chứa 80% Al2O3 (còn lại là Fe2O3, SiO2). Người ta dùng loại quặng này để sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy ( sau khi đã tinh chế). Tính khối lượng quặng cần thiết để sản xuất được 10 tấn nhôm. Với hiệu suất toàn bộ toàn bộ quá trình là 75%. A. 20,15 tấn B. 31,48 tấn C. 15,11 tấn D. 17,71 tấn Giải: 2Al2O3 -> 4Al + 3O2 Khối lượng quặng cần thiết để sản xuất được 10 tấn nhôm là : 10/27.1/2.102:75%:80%=31,48 tấn Câu 33: Số liên kết và liên kết trong phân tử Vinylaxetilen: CH C-CH=CH2 lần lượt là? A. 7 và 2 B. 7 và 3 C. 3 và 3 D. 3 và 2 Câu 34: Hỗn hợp A gồm axit cacboxylic đa chức X và aminoaxit Y (X, Y đều no, hở, có cùng số nguyên tử C và có cùng số nhóm chức –COOH; YX nn ). Lấy 0,2 mol A cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M (dư) thì thu được dung dịch B, chia B thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,31 mol HCl - Phần 2: Cô cạn thu được 17,7 gam chất rắn Xác định % về khối lượng của X trong hỗn hợp A? A. 36,81 B. 55,22 C. 42,12 D. 40,00 Câu 35: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (ở đktc). Tính V ml dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y A. 150 ml B. 100 ml C. 250 ml D. 125 ml Giải: nH+=nOH-=2nH2 = 5,6/22,4 . 2= 0,5 => nH2SO4=0,5/2=0,25 => V = 0,25/2=0,125l Câu 36: Cho các phản ứng sau: KClO3 → KCl + O2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 +O2 KClO3 → KCl + KClO4 HgO → Hg + O2 NH4NO3 → N2O + H2O NO2 + NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O Cl2 + KOH → KCl + KClO3 Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + NO2 + H2O CaCO3 → CaO + CO2 C + CO2 → CO số phản ứng tự oxi hóa khử và số phản ứng oxh nội phân tử lần lượt là: A. 3 và 4 B. 4 và 5 C. 3 và 5 D. 4 và 4 Giải: Màu đỏ : Phản ứng oxi hóa khử , Màu xanh : phản ứng OXH nội phân tử Câu 37: Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe 3+ . Còn ion Fe 3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe 2+ . Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4 — theo thứ tự mạnh dần? A. Fe 3+ < I2 < MnO4 — B. I2 < MnO4 — < Fe 3+ C. MnO4 — < Fe 3+ < I2 D. I2 < Fe 3+ < MnO4 — >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 6/7 Câu 38: C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ? A. HCl. B. FeCl3 C. NaHSO4. D. NaOH. Câu 39: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là? A. C8H8O2 B. C9H14O2 C. C8H14O3 D. C9H16O2 Giải: Gọi CTPT của Capsaicin là CxHyOz Ta có : x:y:z = 70,13/12 : 9,09 : 20,78/16 = 9 :14 :2 => Chất đó là C9H14O2 Câu 40: Lấy 15 g hỗn hợp MCl (M là kim loại) và FeCl3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 43,05 gam kết tủa. Định thành phần % về khối lượng của MCl trong hỗn hợp ban đầu? A. 30,36% B. 31,43% C. 41,79% D. 26,47% Câu 41: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3 . Trong hợp chất với hiđro có 5,88% H về khối lượng . Nguyên tử khối của nguyên tố R là: A. 39 B. 14 C. 16 D. 32 Câu 42: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín, thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than. Nếu trong phòng kín khi ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa cho không khí lưu thông. Chất nào sau đây là thủ phạm chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than: A. CO B. CH4 C. CO và CO2 D. CO2 Câu 43: Cho 3 ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl với nồng độ như sau: Ống (1) chứa HCl 0,5M, ống (2) chứa HCl 1M, ống (3) chứa HCl 1M. Sau đó cho vào 3 ống cùng khối lượng Zn với trạng thái: Ống (1) viên Zn Hình Cầu, ống (2) viên Zn hình cầu, ống (3) bột Zn. ( ở 25oC) Tốc độ thoát khí ở 3 ống tăng dần theo thứ tự: A. (1)<(3)<(2). B. (1) < (2)<(3). C. (3)< (2)< (1). D. 3 ống như nhau. Câu 44: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là? A. 3-etyl pent-2-en. B. 3, 3-đimetyl pent-2-en. C. 3-etyl pent-3-en. D. 3-etyl pent-1-en. Câu 45: Amin nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. C6H5NH2. B. CH3NHC2H5 C. (CH3)2NH. D. C2H5NH2. Câu 46: Điện phân 2000 ml ( điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch gồm CuSO4 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá tình điện phân. là Giá trị pH dung dịch sau điện phân: A. 1,7. B. 1,4. C. 2,0. D. 1,2. Giải: Catot : Cu2+ +2e -> Cu 2H2O +2e -> H2 +2OH- Anot : 2Cl- -2e -> Cl2 2H2O -4e -> O2 + 4H+ nH2 = 0,02 ; nO2 = 0,02-nCl2 = 0,015 => nOH-=0,04 ; nH+ = 0,06 Nồng độ H+ của dung dịch sau điện phân là (0,06-0,04)/2=0,01 => pH=-log[0,01]=2 Câu 47: Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi axit A có khối lượng bằng khối lượng 2 lít CO2. A là axit nào trong số các axit sau A. Axit butiric(C4H8O2) B. Axit oxalic C. Axit acrylic D. Axit metacrylic Câu 48: Tiến hành thí nghiệm: Lấy 2ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm (A), thêm tiếp NaOH đến dư vào (A), lắc đều rồi tiếp tục cho từ từ đến dư dung dịch X vào (A) thì thu được dung dịch trong suốt. Trong số các chất: axit axetic, glyxerol, tripeptit của glyxin, ancol etylic, axit clohidric, andehit axetic, Alanin. Có bao nhiêu chất thỏa mãn X? A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 >> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 7/7 Câu 49: Cho axit oxalic (C2H2O4) tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa Barioxalat. Phương trình ion thu gọn của phản ứng này là? A. 2C2H2O4 + Ba 2+ + 2OH - Ba(C2HO4)2 + 2H2O B. C2H2O4 + 2OH - C2O4 2 + 2H2O C. C2H2O4 + Ba 2+ + 2OH - BaC2O4 + 2H2O D. H + + OH - H2O Câu 50: Cho phản ứng: Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O Tổng hệ số tối giản của phản ứng là: A. 25 B. 12 C. 39 D. 43 Giải: 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr=52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; I=127; Ba = 137. ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: