đề kiểm tra chất lượng Môn : Ngữ Văn Khối : 7 Năm học : 2007 – 2008 Phần I : Trắc nghiệm: 1, Trong các văn bản sau đây ,văn bản nào thuộc thế kí? A, Động Phong Nha C, Cô Tô B, Bức th của thủ lĩnh da đỏ D, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử 2, Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép ? A, Đẹp đẽ C, Run rẩy B, Lúng túng D, Vui sớng 3, Để ca ngợi và tôn vinh cây tre trong văn bản “ Tre Việt Nam” tác giả đã sử dụng rộng rãi biện pháp tu từ nào ? A, So sánh C, ẩn dụ B, Nhân hoá D, Hoán dụ 4, Trong các tình huóng sau, tình huống nào không phải viết đơn? A, Em muốn vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh B, Em bị ốm không đi học đợc C, Gia đình em gặp khó khăn , muốn xin miễn giảm học phí D, Em mất trật tự trong lớp làm cô giáo không hài lòng 5, Trong các từ sau từ nào là từ hán việt ? A, Xanh thẳm C, Tẻ nhạt B, Đục ngầu D, Kiêu kì 6, Hãy sắp xếp các nhân vật sau vào các kiểu nhân vật tơng ứng trong truyện cổ tích . Nhân vật Kiểu nhân vật A, Sọ dừa a, Dũng sĩ B, Thạch Sanh b, Có tài lạ C, Em bé thông minh c, Mang lốt xấu xí D, Mã Lơng d, Thông minh Phần II: Tự luận 1, Kể tên các từ loại đã học 2, Hãy kể lại cảnh Thánh Gióng bay về trời bằng trí tởng tợng của em. đáp án + biểu điểm Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) ( mỗi câu trả lời đúng đợc 0,5 điểm) 1, C 2, D 3, B 4, D 5, D 6, A+ c ; B + a ; C + d ; D + b Phần II : Tự luận ( 7 điểm) 1, ( 1đ) 7 từ loại : danh từ , động từ , tính từ , lợng từ , chỉ từ , phó từ , số từ 2, (6đ) A – Mở bài (1đ) - Giới thiệu đợc chi tiết cuối trong truyện “ Thánh Gióng” : Sau khi đánh tan quân giặc Thánh Gióng đã cùng ngựa bay lên trời . B, Thân bài (5đ) ( Học sinh không kể lại cả chuyện , chỉ kể lại chi tiết cuối bằng sự tởng tợng của mình). Cảnh quân giặc chết nh thế nào ? Hình ảnh Thánh Gióng giữa quân giặc ? Khi đánh tan quân giặc ? Vì sao Thánh Gióng lại cùng ngựa bay về trời? vv.......................... C, Kết bài Thánh Gióng trong lòng em và mọi ngời . đề kiểm tra chất lượng Môn : Ngữ Văn Khối : 8 Năm học : 2007 – 2008 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 1, Trong những từ sau đây , từ nào không phải từ Hán Việt ? A, Nhân lực C, Quê hơng B, Thảo nguyên D, Vấn đáp 2, Tìm các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán việt sau: A, Bách chiến bách thắng B, Bán tín bán nghi C, Độc nhất vô nhị D, Khẩu phật tâm xà 3, Xếp các từ láy : Nhấp nhô , thoang thoảng , xinh xinh, tan tác ,thăm thẳm, phập phồng , ti hí , nho nhỏ . Vào bảng phân loại sau : từ láy bộ phận từ láy toàn bộ 4, Ghép tên tác giả vào đúng các tác phẩm: Tác phẩm Tác giả A, Bài ca Côn Sơn 1, Bà huyện Thanh Quan B, Phò giá về kinh 2, Nguyễn Trãi C, Qua Đèo Ngang 3, Nguyễn Khuyến D,Bận đến trơi nhà 4, Trần Quang Khải 5, Ca giao dân ca đợc viết bằng thể thơ nào? A, Thất ngôn C, Lục bát B,Ngũ ngôn D, Song thất lục bát 6, Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có một khái niệm hoàn chỉnh. ............................... là những từ giống nhau về âm thanh nhng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Phần II : Tự luận (7 điểm) 1, Chếp lại chính xác bài “ Cảnh Khuya” .Hồ Chí Minh 2, Cảm nghĩ về một ngời thân trong gia đình em. đáp án + biểu điểm Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) ( mỗi câu trả lời đúng đợc 0,5 điểm) 1. C 2. A- Trăm trận trăm thắng B - Nửa tin nửa ngờ C - Có một không hai D- Lời lẽ tốt, tâm địa xấu 3, từ láy bộ phận : nhấp nhô , tan tác , phập phồng , ti hí - từ láy toàn bộ : xinh xinh, thoang thoảng, thăm thẳm, nho nhỏ. 4. A +2 C + 1 B +4 D + 3 5. C 6. Từ đồng nghĩa. Phần II : Tự luận (7đ) 1, (1đ) chép chính sácnh sách giáo khoa 2, (6đ) A, Mở bài (1đ) - Giới thiệu đợc ngời thân - Cảm xúc chung của em về ngời đó . B, thân bài (4đ) Dựng chân dung về đối tợng thật chi tiết, cụ thể qua việc miêu tả một số chi tiết ( dáng đi, cách ăn mặc, cử chỉ , nét mặt lời nói ...................), kể một số sự việc ( kỉ niệm đáng nhớ nhất, câu nói- việc làm đáng nhớ............) Từ đó phát biểu cảm nghĩ về đối tợng: Tình cảm giữa em và ngời đó : gắn bó, gần gũi , thân thiết , yêu thơng, kính trọng , nhớ khi xa...................... ấn tợng sâu sắc nhất của em về ngời đó : Tính tình hiền lành, sự thân thiện , đôn hậu , luôn quan tâm chăm sóc.................... Cảm xúc của em hiện tại và cả sau này............................. C, kết bài : (1đ) - Đánh giá trung về ngời đó và cảm xúc của em về ngời đó. UBND huyện kỳ sơn Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 7 Năm học 2007- 2008 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Tục ngữ và ca dao khác nhau ở chỗ: A. Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn. B. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian còn ca dao dân ca là tiếng hát tâm hồn của người bình dân nên thiên về trữ tình. C.Tục ngữ thường có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng.Còn ca dao có khi có nhiều nghĩa 2. Những biểu hiện nào về đức tính giản dị của Bác Hồ được đề cập tới trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. A. Giản dị trong đời sống. B. Giản dị trong cách nói, viết C. Cả A và B đều đúng. 3. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? A. Tự sự nhằm mục đích kể chuyện nên cần kể thật tỉ mỉ. B. Miêu tả phải thật chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ. C. Tự sự và miêu tả phải kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. D. Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. 4.Bài văn nghị luận thực hiện nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ sau đây? A. Tập trung miêu tả một đặc điểm. B. Tập trung bàn luận một vấn đề. C.Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. 5. Chữ “cổ” nào sau đây không đồng âm với chữ “cổ” trong các từ còn lại? A. Cổ tích C.Cổ thụ B. Cổ tay D. Cổ kính 6. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? A. Chăn màn C. Quần áo B. Cổng trường D. Cửa nhà Phần II: Tự luận (7 điểm) 1. So sánh sự khác nhau giữa câu chủ động và câu bị động? Cho ví dụ minh hoạ cụ thể? 2. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” UBND huyện kỳ sơn Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 7 Năm học 2007- 2008 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm B C D B B B Phần II: Tự Luận (7 điểm) 1.(2 điểm) - Câu chủ động có chủ ngữ chỉ người, vật, thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động). Ví dụ: Mọi người yêu mến em. - Câu bị động: Có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác, vật khác hướng vào. ( Chỉ đối tượng của hoạt động) Ví dụ: Em được mọi người yêu mến. 2.(5 điểm) a, Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu được câu tực ngữ. - Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ: Nêu lên bài học về tình nghĩa thuỷ chung với cội nguồn, lòng biết ơn với cội nguồn b, Thân bài - GiảI thích nghĩa đen câu tục ngữ: “Nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “Uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, nhưng mối khi uống nước có mấy ai nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy. - Giải thích nghĩa bóng câu tục ngữ : Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. - ý nghĩa của câu tục ngữ: Răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung, biết ơn trân trọng những người đã có công lao động dựng lên cuộc sống của chúng ta hôm nay, nhớ nguồn là đạo lí của con người trong mối quan hệ gia đình và xã hội. - Biểu hiện trong cuộc sống: + Trong gia đình: Đạo lí làm con là phải biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ, nhớ ơn cội nguồn là tổ tiên, ông bà. + Trong xã hội: Phải nhớ ơn hững người đã hy sinh mồ hôi xương máu để chúng ta có cuộc sống thanh bình, ăn bát cơm phảI nhớ nhười đã làm ra hạt gạo, đến trường học tập phải biết ơn thầy cô giáo + Câu tục ngữ đã chở thành đạo lý thuỷ chung trọng nghĩa của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã “Nhớ nguồn” bằng rất nhiều hành động cụ thể là:Xây dựng nhà tình nghĩa; Phong trào đền ơn đáp nghĩa; Phụ dưỡng cãc bà mẹ anh hùng; phong trào “áo lụa tặng bà”xây dựng đền thờ; nghĩa trang thờ cúng những người có công với nước.. - Tuy nhiên trong xã hội có không ít kẻ vong ơn bội nghĩa quay lưng với quá khứ, quên cội nguồn, đI ngược lại với truyền thống của dân tộc. C, Kết luận: Câu tục ngữ mãi là lời rặn đối với mỗi chúng ta để sống tốt đẹp hơn. Vì vậy trong bất cứ thời đại nào câu tục ngữ vần mãi còn nguyên giá trị. UBND huyện kỳ sơn Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 6 Năm học 2007- 2008 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất cho những câu trả lời sau: 1.Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Kết hợp cả ba phương thức trên. 2. ý nghĩa của ba câu kết trong bài thơ đó là gì? A. Đêm đó chỉ là một đêm trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác. B. Cả cuộc đời Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước. C. Đó là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. D. Cả ba phương án trên đều đúng. 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ sau? “ Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng.” A. ẩn dụ C. Hoán dụ B. So sánh D. Nhân hoá 4. Câu “ong vàng, ong vò vẽ,ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.” Nhằm đánh dấu ranh giới nào? A. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. B. Giữa các vế trong một câu ghép. C. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. D. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 5. Câu “ có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ” thuộc kiểu câu nào? A. Câu định nghĩa C. Câu miêu tả B. Câu giới thiệu D. Câu đánh giá. 6. Để miêu tả cảnh sắc mùa thu, em sẽ bỏ đi hình ảnh nào trong các hình ảnh sau đây? A. Bầu trời cao xanh lồng lộng. B Những chiếc lá vàng rải rác bay trong gió. C. Trăm hoa khoe sắc, ngát hương. Chim hót líu lo. D. Vầng trăng tròn, sáng như gương. Phần II: Tự luận 1. Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” có ý nghĩa gì? 2. Từ văn bản “ Lao xao” của nhà văn Duy Khán em hãy tưởng tượng để tả lại một khu vườn trong một sáng đẹp trời. UBND huyện kỳ sơn Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 6 Năm học 2007- 2008 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1. D 4. C 2. D 5. B 3. B 6. C Phần II: Tự luận (6 điểm + 1 điểm diễn đạt, trình bầy) 1.(1 điểm) : Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. 2. (5 điểm) Bài viết trình bầy được những nội dung cơ bản sau: a, Mở bài (1 điểm) Giới thiệu được khu vườn sẽ tả: Vườn gì? ở đâu? đánh giá chung? b, Thân bài (3 điểm) - Cảnh thiên nhiên tươi đẹp của khu vườn trong buổi sáng đó. + Không gian: Rộng, thoáng, bầu trời cao xanh, ánh mặt trời rực rọi qua kẽ lá làm cho khu vườn như được bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. + Cây cối: vươn cao, xum xuê, đung đưa trong gió + Mùi hương: hương hoa thơm thoang thoảng lan toả trong không khí. + Màu sắc: Như một bức tranh rực rỡ sắc màu, màu xanh của lá đan xen màu sắc của hoa + Âm thanh: vui nhộn, sống động của chim chóc, côn trùng - Cuộc sống của các loài vật trong khu vườn đó. + Ong bướm bay lượn, hút nhuỵ hoa + Chim chóc hót vang, bay lượn tìm mồi. + Côn trùng kêu rả rích vv Khu vườn trở thành thế giới thần tiên của thiên nhiên và muôn loài. c, Kết bài (1 điểm) - Cảm nhận đánh giá chung về khu vườn - Tình cảm, cảm xúc của bản thân về thiên nhiên, loài vật. UBND huyện kỳ sơn Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 8 Năm học 2007- 2008 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất cho những câu trả lời sau: 1.Trong các văn bản sau, văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh rõ nhất? A. Đánh nhau với cối xay gió. B. Chiếc lá cuối cùng C. Thông tin về ngày trái đất năm 2000. 2.Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000. B. Ôn dịch thuốc lá C. Bài toán dân số. D. Chiếc lá cuối cùng. 3. Xác định hành động nói cho câu “ U có ăn thì con mới ăn.” A. Hành động trình bầy. B. Hành động điều khiển. C. Hành động hỏi. D. Hành động biểu lộ cảm xúc. 4. Câu trần thuật có chức năng chính là gì? A. Dùng để biểu lộ trức tiếp cảm xúc của người nói. B. Dùng để hỏi. C. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bầy, miêu tả. D. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghi, khuyên bảo. 5. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Nhân nghĩa C. Tiêu vong B. Độc lập D. Xem xét. 6. Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không? A. Có B. Không. Phần II: Tự luận Một số bạn em có biểu hiện lơ là trong học tập. Em hãy viết bài văn để thuyết phục các bạn ấy tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ không thể làm được việc gì có ích. UBND huyện kỳ sơn Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 8 Năm học 2007- 2008 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1. C 4. C 2. D 5. D 3. B 6. A Phần II: Tự luận (6 điểm + 1 điểm diễn đạt, trình bầy) a, Mở bài (1 điểm) Dẫn dắt để giới thiệu được câu nói của người xưa. b, Thân bài (4 điểm) - Nêu một số biểu hiện lơ là trong học tập của học sinh hiện nay. - Nêu được vai trò, vị trí,ý nghĩa của việc học đối với mỗi người và với xã hội. - Đưa ra một số dẫn chứng về những người có học và những người không có học để đối chiếu từ đó nói rõ tầm quan trọng của việc học. - Khẳng định việc học là cần thiết, chỉ có học mới làm được những việc có ích. Việc học phải được rèn luyện ngay từ khi còn trẻ. Việc học không bao giờ là thừa, là muộn như Lê Nin đã khẳng định “ Học, học nữa, học mãi” c, Kết bài Liên hệ để rút ra bài học cho bản thân và lời khuyên với tất cả mọi người. UBND huyện kỳ sơn Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 9 Năm học 2007- 2008 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất cho những câu trả lời sau: 1. Tác phẩm nào sau đây thuộc thể loại truyện truyền kỳ? A. Hoàng lê nhât thống trí B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh C. Chuyện người con gái Nam Xương D. Truyện Kiều 2. Ba cô gái trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” làm công việc gì? A. Lấp hố bom C. Cả A và B B. Phá bom D. Không phải những công việc đó 3. Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng? A. Đề cập đến vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống. B. Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau. C. Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại. D. Có giá trị nhất định về mặt văn chương. 4. Câu “ ba cô gái” thuộc loại câu nào? A. Câu rút gọn C. Câu đơn B. Câu đặc biệt D. Câu ghép 5. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc. A. Cháy nhà ra mặt chuột C. Mỡ để miệng mèo B. ếch ngồi đáy giếng D. Nuôi ong tay áo 6. Trong các từ sau đây từ nào không phải từ Hán Việt: A. Thất hòa C. Đinh ninh B. Đạp thanh D. Tiểu khê Phần II. Tự luận 1. Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách Tỉnh ta vừa bắc một cây cầu qua sông. 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ chủ đề của tác phẩm. UBND huyện kỳ sơn Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kỳ II Phòng GD & ĐT Môn: Ngữ văn lớp 9 Năm học 2007- 2008 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1. C 4. B 2. C 5. D 3. C 6. C Phần II: Tự luận (6 điểm + 1 điểm diễn đạt, trình bầy) 1. (1 điểm- mỗi cách được 0,5 điểm) Cách 1: Một cây cầu vừa được tỉnh ta bắc qua sông. Cách 2: Một cây cầu vừa bắc qua sông. 2. (5 điểm) a, Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật. - Khái quát những nét chính về nhân vật anh thanh niên: yêu nghề, say mê công việc, sống và làm việc có trách nhiệm cao, khiêm tốn, cởi mở..là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. b, Thân bài (3 điểm) - 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn, sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có cỏ cây mây núi nhưng anh đã vượt qua sự cô đơn đó để sống có ích cho đời. - Rất yêu nghề, yêu công việc, sống và làm việc có trách nhiệm cao: Theo anh “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được” và “ gian khổ thế đấy chứ cất nó chắc buồn chết mất”.. Thấy mình thật hạnh phúc khi ý thức được công việc đó là phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Luôn tìm nguồn vui trong công việc, coi sách là bạn, tự học để nâng cao trình độ kiến thức, biết tổ chức sắp xếp công việc chủ động, khoa học. - Là người chân thành cởi mở, dễ gần, tôn trọng tình cảm của mọi người. - Khiêm tốn khi nói về mình, từ chối để hoạ sĩ vẽ mình, đề nghị được giới thiệu với hoạ sĩ những người xứng đáng hơn mình. Đó là hình ảnh con người mới hết lòng vì đất nước. Sống và làm viêch nơi Sa Pa lặng lẽ nhưng cuộc đời và công việc của anh thật ý nghĩa. Anh đã thay mặt tác giả nói với chúng ta: “Trong cái im lặng của Sa Pacó những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” c, Kết bài (1 điểm) - Đánh giá chung về nhân vật anh thanh niên và tác phẩm - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.
Tài liệu đính kèm: