Đề kiểm tra chất lượng học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Phình Sáng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Phình Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Phình Sáng
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường TH Phình Sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 01 trang)
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I
Năm học: 2015 – 2016
Môn: Tiếng Việt - Khối 5 (Phần đọc thành tiếng)
Thời gian: Mỗi học sinh đọc từ 2 – 3 phút
Ngày kiểm tra: 17 / 12 / 2015
Đề bài
1. Nội dung kiểm tra
	Bài: Mùa thảo quả (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 113)
	Đề 1: Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục  vui mắt.”
	Bài: Người thợ rèn (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 123)
	Đề 2: Đoạn: “Ngồi xem anh Thận  đống than hồng.”
	Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 153)
	Đề 3: Đoạn: “Hải Thượng Lãn Ông là  gạo, củi.”
2. Hình thức kiểm tra
	- Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh theo số thứ tự, bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp.
3. Cách đánh giá cho điểm (1 điểm)
	Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,25 điểm (Đọc sai từ 5 tiếng trở lên cho 0 điểm).
	- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ có nghĩa: 0,25 điểm (Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm).
	- Giọng đọc có biểu cảm: 0,25 điểm (Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho 0 điểm)
	- Tốc độ đọc 110 tiếng/phút: 0,25 điểm (đọc không đảm bảo tốc độ cho 0 điểm)
	* Lưu ý: Không cho điểm 0 ở bài kiểm tra
------------------------- Hết -------------------------
Phiếu bốc thăm bài đọc thành tiếng
Đề 1: 
Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Đề 2:
Người thợ rèn
	Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khoẻ rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung toé thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
Đề 3:
Thầy thuốc như mẹ hiền
	Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
	Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường TH Phình Sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 01 trang)
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I
Năm học: 2015 – 2016
Môn: Tiếng Việt – Khối 5 (Bài viết)
Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 17 / 12 / 2015
Đề bài
1. Chính tả nghe viết (20 phút)
Mùa thảo quả
 Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
 Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm lừng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
 Thảo quả trên đường Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới.
2. Tập làm văn (40 phút)
	Hãy tả một người em đã biết.
------------------------- Hết -------------------------
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường TH Phình Sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 02 trang)
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I
 Năm học: 2015 – 2016
 Môn: Tiếng Việt - Khối 5 (Phần đọc hiểu)
Thời gian: 30 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 17 / 12 / 2015
Đề bài
A. Đọc thầm bài văn sau:
Thầy thuốc như mẹ hiền
	Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
	Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
	 Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hện đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh nước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
	Theo Trần Phương hạnh
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là: 
	A. Thượng Hải Lãn Ông
	B. Hải Thượng Lãn Ông
	C. Hai Thượng Lan Ông
Câu 2: Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: 
Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.
Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.
	C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả thắng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
Câu 3: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc anh chữa bệnh cho người phụ nữ ?
	A. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
	B. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. 
	C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
Câu 4: Tìm động từ trong câu: “Lãn Ông biết tin bèn đến thăm.”
	A. biết
	B. đến
	C. thăm
Câu 5: Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
	A. người bệnh
	B. người
	C. tôi
Câu 6: Câu “Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.” là loại câu:
	A. Ai thế nào ?
	B. Ai là gì ?
	C. Ai làm gì ?
Câu 7: Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ?
Công danh nước mắt trôi như nước,
	Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Câu 8: Em hãy chuyển câu dưới đây thành câu nói của em.
	“Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hện đến khám kĩ mới cho thuốc.” 
------------------------- Hết -------------------------
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường TH Phình Sáng
Đề chính thức
(Đáp án có 02 trang)
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra
 chất lượng cuối học kì I
Năm học: 2015 – 2016
 Môn: Tiếng Việt – Khối 5
 Ngày kiểm tra: 17 / 12 / 2015
I. Đọc hiểu: (4 điểm)
	Làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu 1: 
	- Đáp án B. Hải Thượng Lãn Ông
Câu 2: 
	- Đáp án C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả thắng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
Câu 3: 
	- Đáp án B. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. 
Câu 4: 
	- Đáp án B. đến
Câu 5: 
	- Đáp án C. tôi
Câu 6: 
	- Đáp án B. Ai là gì ?
Câu 7: 
	-> Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.	
Câu 8: 
	“Lúc ấy trời đã khuya nên em hện đến khám kĩ mới cho thuốc.” 
	* Lưu ý: Tùy bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm cho phù hợp.
II. Chính tả (2 điểm)
	- Viết đúng kiểu chữ viết thường, viết hoa theo đúng quy định, chữ rõ ràng đều nét, liền mạch, đúng cỡ chữ, trình bày sạch sẽ, đúng và đủ nội dung bài viết đạt 2 điểm
	- Bài viết đủ nội dung nhưng một số chỗ viết chưa đúng mẫu, trình bày chưa đẹp đạt 1,5 điểm 
	- Sai 1 đến 3 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Các lỗi sai giống nhau được tính là một lỗi.
	=> Lưu ý: Tùy bài viết của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm 1,75 ; 1,5 ; 1 ; 0,75 ; 0,5 ; 0,25
III. Tập làm văn. (3 điểm)
	1. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết hoàn thiện một bài văn
	- Bố cục bài rõ ràng, cân đối, chặt chẽ.
	- Dùng từ chính xác, diễn đạt rõ ràng thành câu, rõ ý.
	- Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Nội dung bài văn phải thể hiện được các ý sau:
	+ Giới thiệu được người định tả
	+ Tả được ngoại hình ; Tính tình, hoạt động của người đó
	+ Nêu được cảm nghĩ về người được tả
	2. Đánh giá:
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên đạt 3 điểm.
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ đạt 2,5 điểm.
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ. Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Nội dung bài còn sơ sài đạt 2 điểm.
	* Lưu ý: Tùy mức độ kể, cách diễn đạt về ý của học sinh mà giáo viên cho điểm theo các mức điểm 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,75 ; 0,5 ; 0,25
------------------------- Hết -------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_CUOI_HK_I_TIENG_VIET_5.doc