MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2011-2012 MA TRẬN ĐỀ TỰ LUẬN – THỜI GIAN 90 PHÚT Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ Văn bản: Truyện kí Việt Nam Văn bản nhật dụng Nhận biết được tác giả, tác phẩm Hiểu biết tác hại của thuốc lá, có những biện pháp để ngăn chặn tác hại của thuốc lá Tiếng Việt: Câu ghép Hiểu được đặc điểm cấu tạo của câu ghép, đặt câu theo yêu cầu Tập làm văn: Văn thuyết minh Nhận biết kiểu bài t m, quan sát, tìm hiểu tri thức về cái phích nước, vận dụng các phương pháp thuyết minh- Viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh về cái phích nước. Tổng số câu Điểm % 1 câu 1điểm 10% 1câu 1 điểm 10% 1câu 2 điểm 20% 1câu 6 điểm 60% 4 câu 10 điểm 100% ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - THỜI GIAN 90 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (1đ) Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm nào? của ai? Câu 2: (1đ) Qua văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”- khi được biết tác hại của thuốc lá em đã làm gì và có những biện pháp nào để ngăn chặn đại dịch này? Câu 3: ( 2đ) Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng dưới đây: .......................chưa....................đã....................... .......................càng.....................càng................. Đặt câu ghép với các quan hệ từ: và, hay ( mỗi quan hệ từ chỉ đặt một câu ghép) Câu 4: ( 6đ) Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy). ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - THỜI GIAN 90 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (1đ) Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Câu 2: (1đ) Qua văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”- khi được biết tác hại của thuốc lá có thể HS đưa ra nhiều biện pháp và việc làm khác nhau, nhưng phải đúng hướng nhằm khắc phục nạn dịch thuốc lá. Ví dụ: * Tuyên truyền tác hại của thuốc lá- có hại cho người hút và cả người xung quanh. * Vận động, khuyên nhủ người thân và mọi người xung quanh bỏ thuốc lá. * Lên trang web, báo chí ..... đề nghị những nhà chức trách có biện pháp xử phạt. Câu 3: ( 2đ) Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng dưới đây ( Học sinh có thể đặt các câu có nội dung khác nhau, nhưng cơ bản phải đạt đúng yêu cầu của đề ra) Ví dụ: - Nó chưa học bài nó đã đi ngủ. - Nam càng học Nam càng tiến bộ. Đặt câu ghép với các quan hệ từ: và, hay ( mỗi quan hệ từ chỉ đặt một câu ghép) Ví dụ: Tôi không ghi và tôi nhớ không hết. Tôi làm hay anh làm. Câu 4: ( 6đ) Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy). Dàn ý MB: Giới thiệu cái phích nước. TB: Thuyết minh chi tiết: Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản. ( Kết hợp các phương pháp thuyết minh đã học) KB: Vị trí của chiếc phích trong hiện tại và tương lai. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 NĂM HỌC 2011-2012 MA TRẬN ĐỀ TỰ LUẬN – THỜI GIAN 45 PHÚT Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ Nói quá Trình bày được khái niệm. Ví dụ Công dụng của dấu ngoặc kép. Trình bày công dụng của dấu ngoặc kép. Câu ghép - Trình bày được khái niệm. - Ví dụ - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. Viết một đoạn văn có câu ghép. Tổng số câu Điểm % 3câu: Câu 1, câu 2, Câu 3a. 6 điểm 60% 1câu: câu b. 2 điểm 20% 1câu: câu 4 2 điểm 20% 4 câu 10 điểm 100% ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 - THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (2đ) Nói quá là gì? Cho ví dụ. Câu 2: (2đ) Trình bày công dụng của dấu ngoặc kép? Câu 3: (4đ) a. (2đ) Câu ghép là gì? Cho ví dụ minh họa. b. (2đ) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép sau: - Vì trời mưa nên đường rất trơn. - Anh làm hay tôi làm. Câu 4: (2đ) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu chủ đề về nhà trường – trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép, (gạch chân dưới câu ghép có trong đoạn văn) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 - THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (2đ) Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: - “ Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.” - Anh ấy ngủ gáy như sấm. Câu 2: (2đ) Công dụng của dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mĩa mai; Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn. Câu 3: (4đ) a. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. Ví dụ minh họa: U van Dần, U lạy Dần. C V C V Vế1 vế2 b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép sau: - Vì trời mưa nên đường rất trơn. – Nhân quả. - Anh làm hay tôi làm. – Lựa chọn. Câu 4: (2đ) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu chủ đề về nhà trường – trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép, (gạch chân dưới câu ghép có trong đoạn văn) Tùy sự sáng tạo của HS, nhưng phải đảm bảo đúng yêu cầu đề ra. Khi chấm giáo viên linh động đánh giá, nhận xét từng bài cụ thể để cho điểm đúng, sát. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 NĂM HỌC 2011-2012 MA TRẬN ĐỀ TỰ LUẬN – THỜI GIAN 45 PHÚT Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ KTKNCĐ Truyện kí Việt Nam Văn bản: “Lão Hạc” Nhận biết được tác giả Hiểu và trình bày được nội dung chủ yếu của đoạn trích. Truyện kí Việt Nam Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” Hiểu và trình bày được nội dung, nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích. Truyện kí Việt Nam Khái quát ngắn gọn: phẩm chất người mẹ- người vợ- người phụ nữ Việt Nam (qua các Văn bản đã học). Tổng số câu Điểm % Câu 1a (1đ) 1 điểm 10% Câu 1b ( 2đ), câu 2(4đ) 6 điểm 60% câu 3(3đ) 3 điểm 30% 3 câu 10 điểm 100% ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 - THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (2đ) Văn bản “ Lão Hạc” của tác giả nào?(1đ) Nêu nội dung chủ yếu của đoạn trích? (2đ) Câu 2: (4đ) Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ”. Câu 3: (3đ) Qua các văn bản “ Tôi đi học”, “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam?( Băng một câu văn ngắn gọn) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 - THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: (2đ) a .Văn bản “ Lão Hạc” của tác giả: Nam Cao. b.Nội dung chủ yếu của đoạn trích: - Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. - Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ. Câu 2: (4đ) Nội dung và nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ”: - Nội dung: Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nữa phong kiến, tố cáo chính sách thuế khóa vô nhân đạo. Ca ngợi những phẫm chất cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu, cũng là của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. - Nghệ thuật: Ngòi bút hiện thực khỏe khoắn, giàu tinh thần lạc quan; xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lí. Xây dựng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác làm nêu bật nội dung cho đoạn trích. Câu 3: (3đ) Qua các văn bản “ Tôi đi học”, “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ” em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam?( Băng một câu văn ngắn gọn). HS có thể đưa nhiều cách viết khác nhau, nhưng phải đạt được yêu cầu nội dung câu hỏi đặt ra. Ví dụ: Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng với chồng con; trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gây cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình, chống lại bọn tàn bạo để bảo vệ chồng con.
Tài liệu đính kèm: