Đề kiểm tra chất lượng học kì I lớp 4 - Năm học 2014-2015 - Hồ Văn Thức

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I lớp 4 - Năm học 2014-2015 - Hồ Văn Thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I lớp 4 - Năm học 2014-2015 - Hồ Văn Thức
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Lớp 4 – năm học: 2014 – 2015
Môn: Toán
GV ra đề: Hồ Văn Thức
I. Phần trắc nghiệm
	Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Giá trị của chữ số 3 trong số 12 345 600 có giá trị là:
a. 300	b. 3000	c. 30 000	d. 300 000
Câu 2. Số lớn nhất trong các số: 64 831; 64 813; 63 481; 63 814 là:
a. 64 831 	b. 64 813	c. 63 481	d. 63 814
Câu 3. 5 tấn 8 kg =  kg ?
a. 580 kg	b. 5800 kg	c. 5008 kg	d. 58 kg
A
H
C
B
Câu 4. trong hình bên có mấy hình tam giác ?
4
3
2
5
Câu 5. Số trung bình cộng của 34; 43; 52 và 39 là:
a. 41	b. 42	c. 43	d. 44
II. Phần tự luận
Câu 1. Đặt tính rồi tính:
a. 54 685 + 2 347	b. 386 954 – 47 436	c. 23453 x 23	d. 9060 : 453
Câu 2. Tổng của hai số là 58, hiệu của hai số đó là 38. Tìm hai số đó.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Lớp 4 – năm học: 2014 – 2015
Môn: Tiếng Việt
GV ra đề: Hồ Văn Thức
A- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 I. Đọc thành tiếng: ( ./5 điểm)
 Bài đọc .............................................................................................
 II. Đọc hiểu: (./5 điểm) - Đọc thầm bài đọc sau: 
 Bàn tay người nghệ sĩ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1 (1 điểm). Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Đất sét
B. Thiên nhiên
C. Đồ ngọc
Câu 2 (1 điểm). Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
A. Sức khỏe 
B. Sự kiên nhẫn
C. Sự thông minh
Câu 3 (1 điểm). Bộ phận vị ngữ trong câu “Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.” là:
A. Lúc nhàn rỗi
B. cậu
C. nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật
Câu 4 (1 điểm). Em đang học bài nhưng em gái cứ nô đùa ầm ĩ khiến em khó tập trung. Hãy đặt một câu hỏi để thể hiện yêu cầu, mong muốn của em trong trường hợp đó.
Câu 5 (1 điểm). Em hãy đặt câu với từ “ước mơ”. 
PHẦN B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm) 
 Nghe - viết : Bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 168)
 Từ Nhà vua rất ... đến ....các nhà khoa học đều bó tay.
2. Tập làm văn (5 điểm) - 25 phút. 
	Đề bài : Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
Bài làm
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Lớp 4 – năm học: 2014 – 2015
Môn: Lịch sử và địa lí
GV ra đề: Hồ Văn Thức
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La năm nào?
	a. 2010. 	b. 1010. 	
	c. 890.	d. 1100.
Câu 2. Khi Ngô Quyền mất thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước ta thành các vùng, thành lập chính quyền riêng, không phục triều đình, đánh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là :
	a. 12 vùng nguy hiểm. 	b. Loạn 10 sứ quân. 	
	c. Loạn 12 sứ quân.	d. 12 cát cứ địa phương.
Câu 3. Vì sao nhà Lý dời đô ra Thăng Long?
a. Vì đây có đường giao thông thuận lợi, nhiều núi non.
b. Vì đây là nơi sinh ra nhà Lý.
c. Vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại màu mỡ, muôn vật phong phú, tốt tươi..
Câu 4. Tại sao ở Đà lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh: 
a. Vì Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ.	b. Vì Đà Lạt có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
c. Vì Đà Lạt có đất đai màu mỡ, nhiều phù sa.	
Câu 5. Đồng Bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của:
a. Sông Hồng và sông Cả. 	b. Sông Hồng và sông Thái Bình. 
c. Sông Thái Bình và sông Cả. 	d. Sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
Câu 6. Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
a. Cây rừng lâu năm	b. Rau củ quả.
c. Hồ tiêu, Cà phê, cao su.	d. Cây ăn quả và cây công nghiệp (chè). 
Câu 7: Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai ?	
 Câu 8. Hãy cho biết vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Lớp 4 – năm học: 2014 – 2015
Môn: Khoa học
GV ra đề: Hồ Văn Thức
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
a. Ăn nhiều thịt, cá.	b. Ăn nhiều hoa quả
c. Ăn nhiều rau xanh.	d. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
Câu 2. Nước thường tồn tại ở những thể nào:
a. Lỏng, bột, rắn.	b. Rắn, lỏng, đặc.
c. Rắn, lỏng, khí.	d. Rắn và lỏng.
Câu 3. Dòng nào dưới đây là những thức ăn chứa nhiều đạm?
a. Thịt gà, cá thu, trứng vịt, tôm.	b. Ngô, đu đủ, khoai tây, bánh mì.
c. Các loại đậu 	d. Rau cải, bí đỏ, cơm, chuối.
Câu 4. Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?
a. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.
b. Đun sôi nước để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước.
c. Đun sôi nước sẽ làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.
d. Đun sôi nước sẽ có nhiều ô- xy trong nước.
Câu 5. Điền những từ ngữ sau (có hình dạng nhất định, không màu, giãn ra, không mùi) vào chỗ chấm ở những câu dưới đây cho đủ ý. 
- Không khí trong suốt, . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., không vị, không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Không khí có thể bị nén lại hoặc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 6. Em hãy nêu vai trò của vi - ta – min đối với cơ thể con người ?
Câu 7: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. TOÁN
I. Phần trắc nghiệm ( mỗi đáp án đúng 1 điểm )
Câu 1. d
Câu 2. a
Câu 3. c
Câu 4. b
Câu 5. b
II. Phần tự luận
Câu 1. ( câu a, b mỗi câu 0,5 đ. Câu c, d mỗi câu 1 đ )
a. 57 032	b. 399 518	c. 539 419	d. 20
Câu 2. 
	Bài giải:
	Số bé là: ( 58 – 38 ) : 2 = 10
	Số lớn là: 10 + 38 = 48
	Đáp số: số bé: 10
	 	 số lớn: 48
* Lưu ý: HS có thể giải bằng cách khác 
B. TIẾNG VIỆT
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm): GV chấm bài theo mức độ hoàn thành của HS.
 2. Đọc hiểu: (mỗi câu 1 điểm )
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4 + 5: GV chấm bài theo mức độ hoàn thành của HS.
II. KIỂM TRA VIẾT
GV chấm bài theo mức độ hoàn thành của HS.
1. Chính tả: 5 đ
2. Tập làm văn: 5 đ
C. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Câu 1. ( 1 đ ) b
Câu 2. ( 1 đ ) c
Câu 3. ( 1 đ ) c
Câu 4. ( 1 đ ) a
Câu 5. ( 1 đ ) b
Câu 6. ( 1 đ ) d
Câu 7. ( 2 đ )
	Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
Câu 8. ( 2 đ )
	Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
D. KHOA HỌC
Câu 1. ( 1 đ ) d
Câu 2. ( 1 đ ) c
Câu 3. ( 1 đ ) a
Câu 4. ( 1 đ ) b
Câu 5. ( 2 đ )
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Câu 6. ( 2 đ )
Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 7. ( 2 đ )
Có nhiều nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm như:
- Xả rác, phân nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu; nước thải của nhà máy không qua sử lí, xả thẳng vào sông, hồ
- Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, . làm ô nhiễm nước biển.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_lop_4_ki_1_theo_ma_tran.doc