Đề kiểm tra chất lượng học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Gio Linh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Gio Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Gio Linh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Q.T
TRƯỜNG THPT GIO LINH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(28 câu trắc nghiệm-01 câu tự luận)
Mã đề thi 004
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
A. TRẮC NGHIỆM. (6 điểm)
Câu 1: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là:
A. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật.	B. Thực dân Pháp.
C. Phát xít Nhật.	D. Phát xít Pháp - Nhật.
Câu 2: Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946?
A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc.
B. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước. 
D. A, B và C đúng.
Câu 3: Sau thất bại ở Việt Bắc địch phải chuyển sang chiến lược:
A. “dùng người Việt đánh người Việt”	B. “đánh nhanh thắng nhanh”
C. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”	D. “đánh lâu dài”
Câu 4: Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trong cả nước, chỉ trong vòng 15 ngày:
A. Từ ngày 15 đến ngày 29-8-1945.	B. Từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945.
C. Từ ngày 16 đến ngày 30-8-1945.	D. Từ ngày 13 đến ngày 27-8-1945.
Câu 5: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
C. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.
D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 6: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào?
A. Ngày 22- 12 -1946.	B. Ngày 18 - 12 - 1946.
C. Đêm 20 -12 -1946.	D. Đêm 19 -12 -1946.
Câu 7: Nội dung đầu tiên của Hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?
A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
B. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một nước độc lập, tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.
C. Chính phủ Pháp công nhận nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam. 
D. Câu A và B đúng.
Câu 8: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân Quốc?
A. Quốc hội khoá I (2-3-1946) ta nhường cho Trung Hoa Dân Quốc một số ghế trong quốc hội.
B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946).
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946).
D. Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).
Câu 9: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:
A. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân.
B. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
C. Giải phóng biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
D. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Câu 10: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nứớc ta lần thứ hai?
A. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.
B. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
C. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
D. Ngày 2 - 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.
Câu 11: “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:
A. Bắc Giang, Hải Dương (18-8-1945).
B. Huế (23-8-1945).
C. Hà Nội (19-8-1945)
D. Sài Gòn (25-8-1945).
Câu 12: Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
B. Âm mưu của Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
D. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng.
Câu 13: Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 14: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?
A. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất.
B. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ 2: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.
C. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 15: Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?
A. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch.
B. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh. 
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 16: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ờ Việt Nam năm 1950 là:
A. Lập phòng tuyến “boong ke” và vành đai trắng” xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
B. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây”.
C. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du. 
D. Tất cả đều sai.
Câu 17: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...”. Đó là lời kêu gọi của?
A. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa.
B. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16-8-1945).
C. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15-8-1945).
Câu 18: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thể hiện trong các văn kiện lịch sử nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946).
B. Chỉ thị ‘Toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ TW Đảng (22-12-1946).
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. Tất cả các văn kiện trên.
Câu 19: Hãy điền các từ đúng vào câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của --------------	để chống lại ta”.
A. Đế quốc Mĩ cấu kết với Trung Hoa Dân Quốc.
B. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh.
C. Trung Hoa Dân Quốc cấu kết với Anh.
D. Đế quốc Pháp cấu kết với Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 20: Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với câu văn sau đây:
“Pháp chạy Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”
A. 23-8-1945.	B. 19-8-1945.	C. 2-9-1945.	D. 30-8-1945.
Câu 21: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng,
C. Câu A và B đúng.
D. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chuẩn bị lực lượng.
Câu 22: Đường lôì kháng chiến của Đảng ta là gì?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
C. Kháng chiến toàn diện.
D. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
Câu 23: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 là kết quả tất yếu của:
A. Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.
B. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926.
C. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới
D. Phong trào công nhân trong những năm 1925-1927.
Câu 24: Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930?
A. Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp tư sản và địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.
C. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.
D. Cả ba ý đều đúng.
Câu 25: Sắp xếp theo thứ tự thời gian các sự kiện sau:
 1. Nguyễn Ái Quốc về nước
 2. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương
 3. Đại hội quốc dân ở Tân Trào
 4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8
A. 1,4,2,3.	B. 1,2,3,4	C. 1,3,4,2.	D. 4,3,2,1.
Câu 26: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công Việt Bắc là:
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Tiêu diệt lực lượng của ta.
C. Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. 
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 27: Chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên ta thực hiện trong kháng chiến chống Pháp là chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới 1950.	B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám .	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 28: Lý do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?
A. Ta chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Tưởng.
B. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân Quốc cấu kết với nhau.
C. Trung Hoa Dân Quốc có bọn tay sai Việt quốc, Việt cách hỗ trợ từ bên trong.
D. Tránh tình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
B. TỰ LUẬN. (4 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với thành công của Hội nghị?
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc01_001_004.doc