KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học: 2016-2017 Môn thi: GDCD – Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) a. Hãy cho biết thế nào là tự chủ? b. Tự chủ giúp đỡ con người như thế nào trong cuộc sống? Câu 2: (2 điểm) Hãy cho biết em có đồng ý hay không đồng ý với những quan điểm, tình huống dưới đây không? Vì sao? a. Ông chủ tịch xã An Hòa thực hiện kế hoạch quyên góp ủng hộ vùng ngập lụt. Mội gia đình phải đóng 20000 đồng để giúp đỡ các hộ dân vùng bão. b. Hùng là một học sinh chăm chỉ và luôn tích cực tham gia các hoạt động do trường tổ chức. Và đặc biệt bạn ấy luôn thể hiện được cách giải quyết vấn đề rất hay và đúng đắn. Câu 3: (5 điểm) a. Hãy cho biết hòa bình và bảo vệ hòa bình là gì? b. Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Cách để bảo vệ hòa bình nhu thế nào? c. Nêu bốn biểu hiện thể hiện em đã bảo vệ hòa bình. Câu 4: (1 điểm) Môt hôm khi bạn An đang tìm cách giải bài toán của thầy cho (mặc dù thầy đã hướng dẫn cách giải). Bạn Quỳnh ngồi cạnh liền nói: “Trời ơi, ông tìm cách mới chi chi mệt chỉ cần dựa vào cách của thầy là được rồi”. Nghe bạn nói vậy An liền không tìm cách nữa mà chỉ ngồi đó nghe giảng bài. a. Theo em, An đã có những tính gì? Và không có tính gì? b. Nếu em là An mà bạn nói như vậy em sẽ xử lí thế nào? HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI Câu 1 a. Tự chủ là làm chủ bản thân. Người tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực. b. Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ con người biết sống một cách đúng dắn, cư xử có văn hóa, có đạo đức. Tính tự chủ giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách và cám dỗ. 1đ 1đ Câu 2 a. Không đồng ý! Vì ông chủ tịch chưa hỏi ý kiến của người dân mà đã tự chấp hành nó, như vậy là việc làm của ông ấy không thể hiện được dân chủ mà chỉ thực hiện theo ông ấy. b. Đồng ý! Vì bạn ấy là một học sinh thể hiện được tính năng động – sáng tạo. Bạn ấy luôn tích cực tham gia hoạt động đã thể hiện bạn ấy rất năng động, còn cách giải quyết vấn đề thì rất tốt như vậy có thể nói bạn ấy là người sáng tạo. 1đ 1đ Câu 3 a. Hòa bình là tình trạng đất nước không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, tôn trọng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. - Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cho cuộc sống bình yên: dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xẩy ra chiến tranh xung đột vũ trang. b. Cần bảo vệ hòa bình vì: - Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình cho mọi người; còn chiến tranh chỉ đem lại tan thương, đau khóc, gia đình ly tán, kinh tế suy sụp, trẻ em thất học, đói nghèo, - Hiện nay, chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn xay ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều nước. * Để bảo vệ hòa bình cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia tên toàn thế giới. c. Nêu chính xác 4 biểu hiện thể hiện hòa bình của em trong cuộc sống. 1đ 1đ 0.5đ 0.5đ 1đ 1đ Câu 4 a. An đã là người sáng tạo là tìm ra cách giải bài toán mới mà không bị phụ thuộc vào cách giải của thầy giáo. Nhưng An đã thiếu tình tự chủ là nghe lời người khác mà đã từ bỏ công việc của mình. b. Nếu là An em sẽ nói với bạn Quỳnh: “ Mình tìm cach gải mới này cho bài toán ngắn gọn dễ hiểu dễ học, nhựng không bị phụ thuộc, gò bó vào bài thầy đã giải sẵn trên bảng”. 0.5đ 0.5đ * Chú ý: Học sinh có thể có cach giải mới nhưng đúng là cho điểm tuyệt đối.
Tài liệu đính kèm: