SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học : 2016 – 2017 Môn thi: ĐỊA – Khối 12 (Đề gồm có 04 trang) Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: Họ và tên người biên soạn: Trần Văn Mai Số ĐT: 0986394216 Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài: A. Trên 120 vĩ. B. Gần 150 vĩ. C. Gần 170 vĩ. D. Gần 180 vĩ. Câu 2. Vị trí địa lý nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc: A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. C. Phát triển các ngành kinh tế biển. D. Tất cả các thuận lợi trên. Câu 3. Nội thuỷ là: A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lý. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lý. Câu 4. Đường cơ sở trên biển của nước ta được xác định là đường: A. Nằm cách bờ biển 12 hải lý. B. Nối các điểm có độ sâu 200 m. C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. Câu 5. Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y. C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y. Câu 6. Hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở: A. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. B. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. C. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam. D. Các câu trên đều đúng. Câu 7. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là loại địa hình: A. Có nền nhiệt độ cao. B. Xâm thực ở vùng núi cao. C. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở vùng đồng bằng. D. Các câu trên đều sai. Câu 8. Trên lãnh thổ nước ta, các cao nguyên bazan tập trung nhiều ở vùng núi: A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 9. Đỉnh núi nào sau đây nằm trong vùng núi Đông Bắc? A. Kiều Liêu Ti. B. Phu Luông. C. Făng-xi-păng. D. Ngọc Linh. Câu 10. Địa hình đồi núi đã làm cho: A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. Câu 11. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho: A. Địa hình nước ta ít hiểm trở. B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt. C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. Câu 12. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển? A. Vịnh cửa sông. B. các bờ biển mài mòn. C. các vũng, vịnh nước sâu. D. câu A và B đúng. Câu 13. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là: A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. Câu 14. Biển Đông có diện tích: A. 3,447 triệu km2. B. 3,457 triệu km2. C. 4,437 triệu km2. D. 3,467 triệu km2. Câu 15. Vịnh nào sau đây trong vùng biển của nước ta có diện tích lớn nhất? A. Vịnh Cam Ranh. B. Vịnh Rạch Giá. C. Vịnh Thái Lan. D. Vịnh Bắc Bộ. Câu 16. Vùng ven biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối vì: A. Nơi có nhiệt độ cao. B. Ít mưa, nắng nhiều, lộng gió. C. Nước biển có độ mặn cao vì chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. D. Tất cả các ý trên. Câu 17. Quần đảo Côn Sơn thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Kiên Giang. C. Cà Mau. D. Khánh Hòa. Câu 18. Việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, vì: A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển. B. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước. C. Là căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới. D.Tất cả đều đúng. Câu 19. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện ở: A. Có lượng mưa trong năm lớn. B. Có độ ẩm cao. C. Nhận lượng bức xạ mặt trời lớn. D. Các câu trên đều đúng. Câu 20. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là: A. Từ 20 đến 230C. B. Từ 21 đến 240C. C. Từ 22 đến 270C. D. Từ 24 đến 280C. Câu 21. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi và Tây Phi? A. Đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ. B. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. C. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 22. Lượng mưa trung bình năm của nước ta là: A. Từ 1500 đến 2000 mm. B. Từ 2000 đến 2500 mm. C. Từ 2500 đến 3000 mm. D. Từ 3000 đến 4000 mm. Câu 23. Lượng mưa của nước ta phân bố không đều giữa các vùng chủ yếu do: A. Yếu tố sông ngòi. B. Tác động của lá chắn địa hình. C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. D. Tất cả đều đúng. Câu 24. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình nước ta như thế nào? A. Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng. B. Địa hình có nhiều đồi núi. C. Sông ngòi dày đặc. D. Tất cả đều đúng. Câu 25. Những thuận lợi do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta là: A. Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. B. Có ngành chăn nuôi phát triển quanh năm. C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, dễ phát triển ngành thủy sản. D. Ý A và C đúng. Câu 26. Ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là: A. Dãy Hoành Sơn. B. Dãy Hoàng Liên Sơn. C. Dãy Bạch Mã. D. Dãy Trường Sơn Nam. Câu 27. Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ vào mùa đông thấp là do: A. Chịu tác động của gió mùa Tây Nam. B. Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. C. Chịu tác động của Biển Đông. D. Dãy Trường Sơn chắn gió. Câu 28. Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt ở miền Trung là do: A. Đồi núi ở xa trong đất liền. B. Đồi núi ăn lan ra sát biển. C. Sông suối nhiều đổ ra biển. D. Sóng vỗ liên tục vào bờ biển. Câu 29. Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông Trường Sơn có: A. Gió Tây khô nóng. B. Gió Đông lạnh khô. C. Mưa lớn. D. Tất cả đều đúng. Câu 30. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta: A. Giảm dần từ Nam ra Bắc. B. Tăng dần từ Nam ra Bắc. C. Cao nhất ở miền Bắc. D. Không khác nhau nhiều giữa các vùng. Câu 31. Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là: A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên sinh vật. C. Tài nguyên nước. D. Tài nguyên khoáng sản. Câu 32. Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng? A. Khai thác không hợp lý. B. Chiến tranh tàn phá. C. Tác động của quá trình công nghiệp hóa. D. Tất cả đều đúng. Câu 33. Sự suy giảm tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và môi trường? A. Mất rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy. B. Làm tăng quá trình xói mòn, rửa trôi của đất. C. Làm suy giảm tính đa dạng sinh học, số loài động-thực vật bị tuyệt chủng tăng. D. Tất cả đều đúng. Câu 34. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách: A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng. B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm. C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất. D. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý. Câu 35. Cho biết đâu là biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta? A. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. B. Tích cực trong việc phòng chống nạn phá rừng. C. Xây dựng kinh tế mới nhằm cải thiện đời sống người dân tộc thiểu số ở vùng núi. D. Tất cả đều đúng. Câu 36. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2003 2005 Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,1 12,7 Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,0 10,2 Rừng trồng 0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,1 2,5 Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích rừng thì vẽ loại biểu đồ nào sau đây là hợp lý nhất? A. Biểu đồ hình tròn. B. Biểu đồ cột nhóm. C. Biểu đồ cột chồng. D.Biểu đồ đường. Câu 37. Trung bình mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền? A. Từ 1 - 2 cơn bão. B. Từ 3 - 4 cơn bão. C. Từ 5 - 6 cơn bão. D. Từ 7 - 8 cơn bão. Câu 38. Bão thường gây ra những hậu quả gì? A. Dẫn đến thủy triều lên, gây ngập mặn vùng đất ven biển ảnh hưởng đến sản xuất. B. Để lại sức tàn phá rất lớn, nghiêm trọng cho những nơi mà nó đã đi qua. C. Ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế. D. Tất cả đều đúng. Câu 39. Nguyên nhân gây ra lũ quét ở nước ta là: A. Do mưa lớn trên địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật mỏng B. Mưa lớn có gió giật mạnh. C. Tác động của gió mùa Tây Nam. D. Tất cả đều đúng. Câu 40. Biện pháp nào sau đây không đúng trong việc làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra? A. Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm. B. Sử dụng đất đai hợp lý, kết hợp trồng rừng, đảm bảo thủy lợi. C. Phát quang các vùng có nguy cơ lũ quét, mở rộng dòng chảy. D. Áp dụng kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc để hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất. ---------------------------Hết----------------------------- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B B C A A C D A C C C A A D D A D C C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B A B A A C B B A A A D D B D C B D A C
Tài liệu đính kèm: