SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hóa học 11 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) SỐ PHÁCH Họ và tên: . Số báo danh:... Lớp: ... Chữ kí giám thị 1:..Chữ kí giám thị 2:.... Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này. SỐ PHÁCH Điểm Bằng số: Bằng chữ:. Họ và tên chữ kí 2 giám khảo: Giám khảo 1:....... Giám khảo 2:... Phần trắc nghiệm (5,0 điểm): Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu hỏi sau: A. Sự điện li Mức độ biết Câu 1. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ? A. H2S, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, H2O. C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, HClO. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2. Câu 2. Muối nào sau đây không là muối axit A. NaHSO4 B. NaH2PO4 C. NaHS D. Na2CO3 Mức độ hiểu Câu 3. Một dung dịch có ion sau: Al3+ (0,2 mol); SO42- (0,3 mol); Mg2+ (0,2mol); NO3 (x mol). Giá trị của x là A. 0,4 mol B. 0,1 mol C. 0,3 mol D. 0,2 mol Câu 4. Dãy các dung dịch nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần về độ pH từ trái qua phải (giả sử chúng có cùng nồng độ mol/l). A. HNO3, KOH, NaCl, H2S B. H2S, NaCl, HNO3, KOH C. HNO3, H2S, NaCl, KOH D. KOH, NaCl, H2S, HNO3 Câu 5. Dãy các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong cùng 1 dung dịch? A. Mg2+; Al3+; SO42-và Cl B. Ba2+; Na+; OH và NO3- C. Na+; Al3+; NO3- và OH- D. Fe2+; Cu2+; SO42- và Cl-. Mức độ vận dụng Câu 6. Khi canh tác trên những vùng đất quá chua, cây trồng thường khó sinh trưởng, phát triển và dễ bị chết. Nguyên nhân đất chua là do đất có chứa nhiều ion H+. Để khử chua cho đất, người ta thường bón vào đất hóa chất là A. Vôi bột (CaO) B. Muối ăn (NaCl) C. Mạt sắt (Fe) D. Cát (SiO2) Câu 7. Cho các cặp dung dịch: (1) KOH và HNO3; (2) Al2(SO4)3 và Ba(NO3)2, (3) FeSO4 và NaOH; (4) Na2S và HCl; (5) K2CO3 và H2SO4; (6) NaNO3 và CuSO4. Trường hợp xảy ra phản ứng khi trộn các dung dịch đó với nhau là A. (1), (3), (4), (5), (6) B. (2), (3), (4), (5), (6) C. (1), (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (4), (6) Câu 8. Dung dịch X có chứa Ba2+ 0,1 mol , Mg2+ 0,05 mol và Na+ 0,15 mol và một anion trong số các ion sau: A. SO42- 0,225 mol. B. Cl- 0,5 mol C. OH- 0,45 mol D. NO3- 0,45 mol Mức độ vận dụng cao: Câu 9. Cho 24g X gồm CuO, Fe2O3 tan vừa hết trong 400 ml dd Y gồm HCl 0,5M và HNO3 1,5M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng ? A. 61,9 g B. 62,5 g C. 58,9 g D. 60,9 g Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào 400 ml dung dịch chứa H2SO4 0,5 M và HCl 0,2M thì thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 4,928 lit H2. Vậy pH của dung dịch Y là A. 7 B. 1 C. 2 D. 3 II. Nitơ và hợp chất Mức độ biết Câu 11. Khí nitơ (N2) tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do A. N có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA B. Phân tử N2 có liên kết ion C. Phân tử N2 có liên kết ba bền vững D. Phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị không phân cực Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách A. cho N2 tác dụng với H2 (4500C, xúc tác bột sắt). B. cho muối amoni tác dụng với kiềm, đun nóng. C. nhiệt phân muối (NH4)2CO3. D. cho muối amoni tác dụng với axit, đun nóng. Mức độ hiểu Câu 13. Nhiệt phân muối nào sau đây không thu được khí NH3? A. NH4NO2 B. NH4Cl C. (NH4)2CO3 D. NH4HCO3 Câu 14. Cho các oxit sau: FeO, CuO, MgO, Al2O3, PbO. Khí NH3 khử được oxit nào thành kim loại ở nhiệt độ cao? A. FeO, CuO, MgO, Al2O3, PbO B. FeO, CuO, Al2O3, PbO C. FeO, CuO, PbO D. FeO, CuO Câu 15. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng: A. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 C. 2Mg(NO3)2 → 2Mg(NO2)2 + O2 D. 2Ca(NO3)2 → 2Ca(NO2)2 + O2 Mức độ vận dụng Câu 16. Cho các phản ứng: (1) Fe3O4 + HNO3 ; (2) FeO + HNO3 ; (3) Fe2O3 + HNO3 ; (4) HCl + NaOH; (5) HCl + Mg ; (6) Cu + HNO3. Các phản ứng oxi hóa – khử là ? A. 1, 2, 4, 5, 6 B. 1, 2, 5, 6 C. 1, 4, 5, 6 D. 2, 6 Câu 17. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là. A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra. Câu 18. Hòa tan 32 gam kim loại M trong HNO3 dư thu được 8,96 lit hỗn hợp 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 17. Xác định M? A. Mg B. Cu C. Al D. Fe Mức độ vận dụng cao Câu 19. Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol 1: 3. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 sau 1 thời gian thu được hỗn hợp B, dA/B = 0,9. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3? A. 40% B. 20% C. 70% D. 80% Câu 20. Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. H2, N2, CO2, HCl B. O2, N2, H2, CO2 C. NH3, HCl, CO2, SO2 D. NH3, N2, HCl, NO2 Phần tự luận (5,0 điểm) Bài 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Nhỏ dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch NaOH. b. Nhỏ dung dịch FeSO4 vào cốc đựng dung dịch BaCl2 c. Cho 1 ít bột MgCO3 vào cốc đựng dung dịch H2SO4 d. Cho dung dịch NaHSO4 tác dụng với dung dịch NaOH Bài 2. Trộn 200 ml dung dịch NaOH nồng độ 2M với 300 ml dung dịch A gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,5M thu được 500 ml dung dịch B. Tính pH của dung dịch B. Bài 3. Hòa tan hết 12,28 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe trong cốc đựng dung dịch HNO3 (lấy dư ) thu được dung dịch Y và 3,584 lit khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp X. c. Trong một thí nghiệm khác, người ta hòa tan hết lượng X ở trên trong cốc đựng 1 lượng dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch Z và 1,68 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tổng khối lượng của A là 2,2 gam. Tính số mol HNO3 đã bị khử. BÀI LÀM
Tài liệu đính kèm: