Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I năm 2016 – 2017 môn: Hóa học 10

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I năm 2016 – 2017 môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I năm 2016 – 2017 môn: Hóa học 10
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
 Môn: Hóa học 10
 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
SỐ PHÁCH
Họ và tên: . Số báo danh:...
Lớp: ...
Chữ kí giám thị 1:..Chữ kí giám thị 2:....
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.
SỐ PHÁCH
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:.
	Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
	Giám khảo 1:.......
	Giám khảo 2:...
Phần trắc nghiệm (5,0 điểm): Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
A. Nguyên tử - nguyên tố hóa học – đồng vị
Mức độ biết
Câu 1. Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton	B. nơtron	C. electron	D. nơtron và electron
Câu 2. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nào sau đây không đúng?
A. 1s22s2	B. 1s22s22p63s2	C. 1s22s22p1	D. 1s22s22p23s2
Câu 3. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số hạt proton bằng nhau nhưng khác nhau về số hạt
A. electron 	B. nơtron	C. proton 	D. A, C đều đúng
Mức độ hiểu
Câu 4. Trong tự nhiên, nguyên tố bạc có 2 đồng vị , trong đó đồng vị chiếm 44%. Biết khối lượng trung bình của Ag là 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là :
	A. 107.	B. 106.	C. 108. 	D. 106,5.
Câu 5. Cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu Z = 11 và Z = 19 đều:
	A. có một electron ở lớp ngoài cùng.	B. có hai electron ở lớp ngoài cùng.
	C. có ba electron ở lớp trong cùng.	D. có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 6. Cho ký hiệu sau: . Hãy cho biết thông tin nào sau đây chưa chính xác? 
	A. Số hiệu nguyên tử (Z) của Fe là 26 	B. Số hiệu nguyên tử (Z) của Fe là 56 
	C. Số hạt nơtron (N) nguyên tử của Fe là 30 	D. Số khối (A) của nguyên tử Fe là 56 
Mức độ vận dụng
Câu 7. Nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6. Vậy X là 
A. 8O	B. 16S	C. 26Fe	 	D. 24Cr 
Câu 8. Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?
A. 6	B. 9	C. 12	D.10
Câu 9. Những nguyên tử Ca, K, Sc có cùng:	
	A. số nơtron	B. số e	C. số hiệu nguyên tử	D. số khối
Mức độ vận dụng cao:
Câu 10. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Phần trăm khối lượng của 37Cl trong phân tử CaOCl2 là:
	A. 14,57%	B. 43,7%	C. 29,14%	D. 13,98%
II. Bảng tuần hoàn
Mức độ biết
Câu 11. Nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ phải có cùng
	A. số khối	B. số electron lớp ngoài cùng
	C. số lớp electron	D. Nguyên tử khối.
Câu 12. Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất:
A. Flo	B. natri	C. nhôm	D. Magie
Mức độ hiểu
Câu 13. Cấu hình electron nguyên tử R: 1s22s22p63s23p3. R tạo oxit cao nhất có công thức
	A. RO2	B. RO3	C. R2O5	D. RO
Câu 14. Cho 3 nguyên tố 16S , 13Al và 14Si (thuộc cùng chu kỳ). Thứ tự tăng dần tính phi kim là:
A. Al < Si < S	B. S< Si < Al	C. Al < S <Si	D. Si <Al < S
Câu 15. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s²2s²2p63s²3p1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
	A. chu kì 3 nhóm IIA	B. chu kì 2 nhóm IIIA	C. chu kì 3 nhóm IIIA	D. chu kì 3 nhóm IA	
Mức độ vận dụng
Câu 16. Cho cấu hình electron của các nguyên tử: X: 1s22s22p63s23p6; Y: 1s22s22p63s23p5; Z: 1s22s22p5; T:1s22s22p63s23p4. Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A là:
A. X, T	B. X, Y, T	C. Y, Z	D. X, T
Câu 17. Cho ba nguyên tố X, Y, M liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có tổng số số hiệu nguyên tử là 30. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó.
	A. Y < X < M 	 	B. M < Y < X 	C. X < Y < M 	D. Y < M < X
Câu 18. Cho nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là : 1s22s22p63s23p3, số electron hoá trị của X là :
	A. 16	B. 3	C. 5	D. 4
Mức độ vận dụng cao
Câu 19. X, Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn. Biết:
- Oxit của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím.
- Y tan ngay trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím.
- Oxit của Z phản ứng được cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của X, Y và Z ?
A. Y, Z, X	B. X, Y, Z	C. Z, Y, X.	D. X, Z, Y
Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2n+2 (n là số thứ tự lớp electron của X). Nhận xét đúng về X là:
A. X là kim loại. 	B. X thuộc nhóm VA. 	
C. X có 8e lớp ngoài cùng. 	D. Oxit cao nhất của X là XO3.
Phần tự luận (5,0 điểm)
Bài 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt.
 a. Xác định số hạt proton, nơtron và số khối của X. Viết kí hiệu nguyên tử của X?
 b. Viết cấu hình electron của X và xác định vị trí của X trong Bảng tuần hoàn.
Bài 2. Nguyên tố R tạo được với Hdro hợp chất khí có công thức RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất của R thì oxi chiếm 56,338% về khối lượng. Tìm nguyên tố R.
Bài 3. Hòa tan hết 14,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ X, Y (X, Y thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong BTH) trong cốc đựng 200 ml dung dịch HCl 2,2M (lấy dư) thu được dung dịch B và 3,36 lit khí (quy về đktc)
 a. Tìm các kim loại X, Y.
 b. Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
 c. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Tính số mol NaOH đã phản ứng và khối lượng kết tủa thu được.
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_8_tuan_HK_I_nam_20162017.doc