SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NAM TRỰC Năm học 2016 – 2017 MÔN THI: VẬT LÝ LỚP 11 (Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2 , chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1> 0 vµ q2 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0. Câu 2: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ: A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần Câu 3:Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện: A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít Câu 4:Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại A. có hai nữa tích điện trái dấu. B. tích điện dương. C. tích điện âm. D. trung hoà về điện Câu 5:Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích: A. q = q1 + q2 B. q = q1 - q2 C. q = (q1 + q2)/2 D. q = (q1 - q2 ) Câu 6:Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng? A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức. B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau. C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng. D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Câu 7: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm cố định A và B. Tại điểm M trên đường thẳng nối AB, ngoài đoạn AB và ở gần A hơn B người ta thấy điện trường tại đó có cường độ bằng không. Kết luận gì về q1 , q2: A. q1 và q2 cùng dấu, |q1| > |q2| B. q1 và q2 trái dấu, |q1| > |q2| C. q1 và q2 cùng dấu, |q1| < |q2| D. q1 và q2 trái dấu, |q1| < |q2| Câu 8: Ba điện tích điểm bằng nhau q < 0 đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại: A. một đỉnh của tam giác B. tâm của tam giác C. trung điểm một cạnh của tam giác D. không thề triệt tiêu Câu 9: Tại 2 điểm A và B cáh nhau a đặt các điện tích cùng dấu q1 vàq2.Tìm được điểm C trên AB mà cường độ điện trường tại C triệt tiêu.Biết = n; đặt CA=x.tính x(theo a và n) A:x =; B: x =; C:x = ; D:x = M Q N P Câu 10: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường: A. AMQ = - AQN B. AMN = ANP C. AQP = AQN D. AMQ = AMP Câu 11:Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tụ điện là hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ. B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau. C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ. D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng. Câu 12: Một tụ điện phẳng mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ khỏi nguồn rồi tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó: A. giảm hai lần B. tăng hai lần C. tăng 4 lần D. giảm 4 lần Câu 13: Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào: A. hình dạng, kích thước tụ và bản chất điện môi B. kích thước, vị trí tương đối của 2 bản và bản chất điện môi C. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ D. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ và bản chất điện môi Câu 14: Hai tụ giống nhau có điện dung C ghép nối tiếp nhau và nối vào nguồn một chiều hiệu điện thế U thì năng lượng của bộ tụ là Wt, khi chúng ghép song song và nối vào hiệu điện thế cũng là U thì năng lượng của bộ tụ là Ws. ta có: A. Wt = Ws B. Ws = 4Wt C. Ws = 2Wt D.Wt = 4Ws Câu 15:Dòng điện là: A. dòng dịch chuyển của điện tích B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do C. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm Câu 16: Biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở của hai vật dẫn mắc nối tiếp và mắc song song có dạng là: A. Nối tiếp U2R1= U1R2; song song I2I1= R1R2 B. Nối tiếp U1R1= U2R2; song songU1U2= R1R2 C. Nối tiếp U1R1= U2R2; song song I2I1= R1R2 D. Nối tiếp U1R1= U2R2; song song I1I2= R1R2 Câu 17:Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1 = 4Ω, R2 = 5Ω, R3 = 20Ω. Tìm cường độ dòng điện qua R1 nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 5A: A. 1,5A B. 2,5A C. 2A D. 0,5A Câu 18: Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. kWh C. W D. kVA U R2 R3 R1 Câu 19:Ba điện trở bằng nhau R1 = R2 = R3 nối vào nguồn như hình vẽ. Công suất tiêu thụ : A. lớn nhất ở R1 B. nhỏ nhất ở R1 C. bằng nhau ở R1 và bộ hai điện trở mắc song song D. bằng nhau ở R1, R2 và R3 Câu 20: 1bóng đèn ghi 3V – 3W khi đèn sáng bình thường điện trở đèn có giá trị là: A. 9Ω B. 3Ω C. 6Ω D. 12Ω PHẦN 2: TỰ LUẬN( 5 điểm) Bài 1(3 điểm): Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m=0,1g mang điện tích q= 10-8C được treo bằng sợi không dãn, mảnh, cách điện, khối lượng không đáng kể đặt vào điện trường đều có đường sức nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc . Lấy g = 10m/s2. a.Tính độ lớn của cường độ điện trường? b. Tính lực căng dây? c. Nếu cường độ điện trường đột ngột đổi chiều (phương không thay đổi), hãy tính lực căng của dây treo khi con lắc khi nó qua vị trí cân bằng mới? Bài 2(2 điểm): Giữa hai bản của một tụ điện không khí có điện dung C = 2000pF được nối với hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 5000V. 1.Tính điện tích của tụ điện? 2. Người ta ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi nhúng nó vào một dung dịch có hằng số điện môi ɛ = 2. Tìm điện dung của tụ điện và hiệu điện thế trong trường hợp này?
Tài liệu đính kèm: