Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phình Sáng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phình Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phình Sáng
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường th phình sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 01 trang)
đề kiểm tra chất lượng giữa học kì i
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Tiếng Việt - Khối 4 (Phần đọc thành tiếng)
Thời gian: Mỗi học sinh đọc từ 2 – 3 phút
Ngày kiểm tra: 25 / 10 / 2016
Đề bài
1. Nội dung kiểm tra
	Bài: Người ăn xin (SGK Tiếng Việt 4 - Tập một - Trang 30)
	Đề 1: Đoạn: “Tôi chẳng biết làm cách nào  được chút gì của ông lão.”
	Bài: Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt 4 - Tập một - Trang 46)
	Đề 2: Đoạn: “Tâu Bệ hạ!  từ thóc giống của ta.”
	Bài: Trung thu độc lập ? (SGK Tiếng Việt 4 - Tập một - Trang 66)
	Đề 3: Đoạn: “Anh nhìn trăng  to lớn, vui tươi.”
2. Hình thức kiểm tra
	- Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh theo số thứ tự, bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp.
3. Cách đánh giá cho điểm (1 điểm)
	Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,25 điểm (Đọc sai từ 5 tiếng trở lên cho 0 điểm).
	- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ có nghĩa: 0,25 điểm (Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm).
	- Giọng đọc có biểu cảm: 0,25 điểm (Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho 0 điểm)
	- Tốc độ đọc 75 tiếng/phút: 0,25 điểm (đọc không đảm bảo tốc độ cho 0 điểm)
	* Lưu ý: Không cho điểm 0 ở bài kiểm tra
------------------------- Hết -------------------------
Phiếu bốc thăm bài đọc thành tiếng
Đề 1: 
Người ăn xin
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Đề 2:
Những hạt thóc giống
	Tâu Bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
	Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
	- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !
Đề 3:
Trung thu độc lập
	Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai 
	Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường th phình sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 01 trang)
đề kiểm tra chất lượng giữa học kì i
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Tiếng Việt – Khối 4 (Bài viết)
Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 25 / 10 / 2016
Đề bài
1. Chính tả nghe viết (20 phút)
Chiều trên quê hương
 Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
 Theo Đỗ Chu
2. Tập làm văn (40 phút)
	Viết một bức thư ngắn cho một người thân (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
	Gợi ý: 
	- Em ở đâu, thời gian gửi thư vào lúc nào và lời thưa gửi.
	- Em viết thư cho ai, người đó tên là gì ?
	- Viết thư với mục đích gì ?
	- Hỏi thăm tình hình người nhận và thông báo tình hình của mình
	- Lời chúc, chữ kí, họ tên
------------------------- Hết -------------------------
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường th phình sáng
Đề chính thức
(Đề kiểm tra có 02 trang)
đề kiểm tra chất lượng giữa học kì i
 Năm học: 2016 – 2017
 Môn: Tiếng Việt - Khối 4 (Phần đọc hiểu)
Thời gian: 30 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 25 / 10 / 2016
Đề bài
A. Đọc thầm bài văn sau:
Trung thu độc lập
	Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em 
	Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai 
	Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
	Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
	thép mới
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
	A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.
	B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
	C. Vào thời điểm anh đang ngủ.
Câu 2: Những câu nào dưới đây cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập ?
	A. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.
	B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
	C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý ; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
Câu 3: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
	A. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít,
	B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.
	C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.
Câu 4: Các động từ trong câu: “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ” là:
	A. anh, nhìn
	B. nhìn, nghĩ
	C. nghĩ, ngày
Câu 5: Danh từ riêng trong câu: “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là:
	A. đêm nay
	B. Việt Nam
	C. độc lập
Câu 6: Từ nước trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là:
	A. Danh từ chung
	B. Danh từ riêng
	C. Không phải là danh từ
Câu 7: Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
Câu 8: Đặt một câu có sử dụng động từ ? 
------------------------- Hết -------------------------
Phòng GD&ĐT Tuần Giáo
Trường th phình sáng
Đề chính thức
(Đáp án có 02 trang)
Hướng dẫn chấm
bài kiểm tra chất lượng giữa học kì i
Năm học: 2016 – 2017
 Môn: Tiếng Việt – Khối 4
 Ngày kiểm tra: 25 / 10 / 2016
I. Đọc hiểu: (4 điểm)
	Chọn đúng và làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu 1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
	Đáp án B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
Câu 2: Những câu nào dưới đây cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập ?
	Đáp án C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý ; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
Câu 3: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
	Đáp án A. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít,
Câu 4: Các động từ trong câu: “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ” là:
	Đáp án B. nhìn, nghĩ
Câu 5: Danh từ riêng trong câu: “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là:
	Đáp án B. Việt Nam
Câu 6: Từ nước trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là:
	Đáp án A. Danh từ chung
Câu 7: Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
	=> Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có nhiều nhà máy thuỷ điện, có nhiều con tàu lớn, .
Câu 8: Đặt một câu có sử dụng động từ ? 
	VD: Nam đang đá cầu. / Em viết bài .
	* Lưu ý: Tùy bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm cho phù hợp.
II. Chính tả (2 điểm)
	- Viết đúng kiểu chữ viết thường, viết hoa theo đúng quy định, chữ rõ ràng đều nét, liền mạch, đúng cỡ chữ, trình bày sạch sẽ, đúng và đủ nội dung bài viết đạt 2 điểm
	- Bài viết đủ nội dung nhưng một số chỗ viết chưa đúng mẫu, trình bày chưa đẹp đạt 1,5 điểm 
	- Sai 1 đến 3 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Các lỗi sai giống nhau được tính là một lỗi.
	=> Lưu ý: Tùy bài viết của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm 1.75 ; 1.5 ; 1 ; 0.75 ; 0.5 ; 0.25
III. Tập làm văn. (3 điểm)
	1. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết hoàn thiện một bài văn
	- Bố cục bài rõ ràng, cân đối, chặt chẽ.
	- Dùng từ chính xác, diễn đạt rõ ràng thành câu, rõ ý.
	- Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Nội dung bài văn phải thể hiện được các ý sau:
	+ Phần đầu thư: Nêu được địa điểm, thời gian viết thư; lời thưa gửi.
	+ Phần chính của thư: Nêu được mục đích, lí do viết thư; Thăm hỏi tình hình của người nhận; thông báo tình hình của mình; nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
	+ Phần cuối của thư: Có lời chúc, lời hứa hẹn; chữ kí, họ và tên.
	2. Đánh giá:
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên đạt 3 điểm.
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ đạt 2.5 điểm.
	- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ. Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Nội dung bài còn sơ sài đạt 2 điểm.
	* Lưu ý: Tùy mức độ kể, cách diễn đạt về ý của học sinh mà giáo viên cho điểm theo các mức điểm 2.5 ; 2 ; 1.5 ; 1 ; 0.75 ; 0.5 ; 0.25
------------------------- Hết -------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_GIUA_HOC_KI_I_MON_TIENG_VIET.doc