1 SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đề gồm 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN – 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) I.PHẦN ĐỌC HIỂU( 3.0điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: (1).Lễ hội dân gian là sự kiện văn hoá để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã và rộng hơn là quốc gia, dân tộc.Lễ hội là dịp con người trở về với cội nguồn, được giải toả, giãi bày âu lo, phiền muộn với thần linh, mong các vị thần giúp đỡ để vượt qua những thách thức trong cuộc sống đời thường. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục để các thế hệ sau giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống dân tộc. (2) Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là nền tảng văn hoá, tinh thần nhân văn của lễ hội đã và đang bị phá vỡ bởi nhiều hành vi phản văn hoá. Những ngày gần đây bên cạnh lễ hội Chém lợn( Ném Thượng-Khắc Niệm-Tiên Du-Bắc Ninh) tiếp tục làm “nóng” dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Cộng đồng mạng đã thật sự “dậy sóng” trước những hành vi vô cảm thiếu văn hoá của không ít người đặc biệt là những người trẻ: mặc váy ngắn vào chùa, trèo lên tượng, tạo dáng chụp ảnh khoe trên Fecabook, vẽ ,viết lên tranh Phật ở chùa Bái Đính.Và thật sự gây phẫn nộ là những clip ghi lại chuyện “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” trong hội Gióng ( Sóc Sơn) và rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm) (3) Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con ngưòi ứng xử với nhau bằng nắm đấm, bằng bạo lực. Rất đáng lo ngại là cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Nói như một nhà nghiên cứu là “những hành động như vậy đang vô tình đâm toạc tâm trí tổ tiên mình”. Và tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc. (Trích “ Những hành vi phản văn hoá đang phá vỡ tín ngưỡng dân gian và làm biến chất lễ hội” - Cù Xuân Trường trên hanoimoi.com.vn) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0.25điểm) Câu 2: Thao tác lập luận sử dụng trong đoạn( 1)? ( 0.25 điểm ) Câu 3: Trước thực trạng trên tác giả có thái độ như thế nào? Vì sao?( 0.5 điểm ) Câu 4: Anh ( chị ) viết một đoạn văn nêu hai giải pháp khắc phục tình trạng trên (0.5 điểm ) (Đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng) 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ Câu 5 đến Câu 8 “ Ai đi vô nơi đây Xin dừng chân xứ Nghệ Ai đi ra nơi đây Kịp dừng chân xứ Nghệ Nghe câu hò ví dặm Càng lắng lại càng sâu Như sông La chảy chậm Đọng bao thủa vui sầu Ăn, xứ Nghệ ăn đặm Đã nói, nói hết lòng Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thuỷ chung” ( Trích Gửi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận ) Câu 5: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? ( 0.25 điểm ) Câu 6: Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ ? ( 0.25 điểm ) Câu 7: Nêu nội dung đoạn thơ? ( 0.5 điểm ) Câu 8: Từ nội dung đoạn thơ anh(chị) hãy viết một đoạn văn ( từ 5 đến 7 dòng) về tình yêu với quê hương .(0.5 điểm ) II.PHẦN LÀM VĂN ( 7.0 điểm ) Câu 1 ( 3.0 điểm ) Nhiều người trẻ tuổi cho rằng “ Sành điệu là ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người” Những người từng trải thì bảo rằng “ Sành điệu nhất chính là chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời” Anh ( chị ) hãy nêu quan điểm của mình bằng một bài văn khoảng 600 từ. Câu 2 ( 4.0 điểm ) Anh ( chị ) phân tích bài thơ “ Mộ ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. ..Hết.. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh 1 SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN – 12 Phần I Ý ĐỌC HIỂU Điểm Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu 3.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh , đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của văn bản, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt, nhận ra các phương thức biểu đạt dùng trong văn bản. Yêu cầu cụ thể 1 Đoạn trích viết bằng phương thức biểu đạt chính nghị luận 0.25 2 Thao tác lập luận đoạn (1) là giải thích 0.25 3 Thái độ của tác giả lo ngại, lo lắng. Vì cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc. 0.5 4 Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, yêu cầu cách viết đoạn văn chặt chẽ, logic. 0.5 5 Thể thơ được sử dụng trong đoạn là thể ngũ ngôn (5chữ) 0.25 6 Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ - Điệp cú pháp + Ai đi vô nơi đây Ai đi ra nơi đây + Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thuỷ chung - Điệp ngữ : xứ Nghệ. - So sánh: Nghe câu hò ví dặm Càng lắng lại càng sâu Như sông La chảy chậm 0.25 7 Nội dung chính của đoạn thơ: niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp của xứ Nghệ với dân ca ví dặm –nét văn hoá tinh thần độc đáo và đặc biệt là con người Nghệ Tĩnh thẳng thắn, tình nghĩa, thuỷ chung. 0.5 2 8 Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, yêu cầu cách viết đoạn văn chặt chẽ, logic. 0.5 Phần II LÀM VĂN 7.0 Câu 1 Suy nghĩ về “ sành điệu” 3.0 Yêu cầu chung -Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh đòi hỏi thí sinh phải huy động hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng khi làm bài. -Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Dưới đây chỉ là một cách hướng dẫn giám khảo không bắt buộc phải theo, khuyến khích bài viết sáng tạo. Yêu cầu cụ thể 1 Nêu vấn đề và giải thích: sành điệu là rất sành trong việc thưởng thức, đánh giá. 0.25 2 Bàn luận 2.5 a Quan niệm “ Sành điệu là ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người” *ưu điểm: ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người, giúp con người xinh đẹp hơn, sang trọng lịch sự trong các cuộc giao tiếp quan trọng. *Nhược điểm -Nếu không biết ăn mặc đúng cách dẫn tới cách ăn mặc phản cảm, lố lăng, tiêu tốn tiền bạc. Đó là lối sống vội, sống gấp, sống thử đó là phương châm của giới trẻ ngày nay “ăn chơi sành điệu-dùng hàng hiệu- tiêu tiền triệu”. Cách sống này là “ sành điệu về hình thức” làm mất đi vẻ đẹp tuổi trẻ, nhân cách. -Sành điệu như thế chỉ là hào nhoáng bên ngoài mang lại, chưa phải là tiêu chuẩn, là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực vể đẹp thực sự của một con người. ( Đưa dẫn chứng minh hoạ) 1.0 b Quan niệm “ Sành điệu nhất chính là chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời” *Ưu điểm: -Xã hội ngày càng phát triển, kiến thức nhân loại ngày một phong phú. Nếu con người không chịu học hỏi vươn lên sẽ nhanh chóng tụt hậu so với thời đại -Quá trình dấn thân vào cuộc đời phải trải qua rất nhiều thử thách, gian nan, vất vả. Đây là quan niệm sống hướng vào bên trong “sành điệu về 1.0 3 tâm hồn”. Cách sống này giúp ta khám phá những điều về chính mình như lòng dũng cảm, sự tự tin, là lối sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người *Nhược điểm: Biết chấp nhận thử thách dấn thân vào cuộc đời có khi gặp thất bại những tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần. Nếu ai không có bản lính sẽ dễ vấp vào những cạm bấy, cám dỗ. (Đưa dẫn chứng minh hoạ) c Quan niệm bản thân -Không hoàn toàn đồng tình với quan niệm sống sành điệu thời trang -Cần phân biệt được đâu là giá trị lâu dài của cuộc sống để lựa chọn quan niệm, thái độ sống cho tốt. Sống cần không ngừng học hỏi dấn thân vào cuộc đời để hoàn thiện nhân cách. 0.5 3 Bài học 0.25 Câu 2 Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại bài thơ “ Chiều tối” 4.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh , đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. -Thí sinh có thể phân tích lần lượt các câu trong bài để làm nổi bật cả vẻ đẹp cổ điển và hiện đại . Dưới đây là một cách để tham khảo, giám khảo không bắt buộc phải theo. Yêu cầu cụ thể 1 Giới thiệu vài nét tác giả tác phẩm -Hồ Chí Minh là nhà văn hoá lớn, nhà thơ lớn. Người đã để lại di sản văn học phong phú, đa dạng trong đó có tập “Nhật kí trong tù” -Bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài đặc sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù” thể hiện phong cách thơ Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. 0.25 2 Phân tích 3.5 a Giải thích thế nào là vẻ đẹp cổ điển, hiện đại - Vẻ đẹp cổ điển là những đặc điểm đã trở thành mẫu mực của thơ ca truyền thống phương Đông, tiêu biểu là thơ Đường. Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên cả nội dung và hình thức: đề tài, chất liệu, nhân vật trữ tình thưòng là những ẩn sĩ, thể loại có tính qui phạm chặt chẽ niêm luật, số lượng câu chữ và tính hàm súc cô đọng, bút pháp nghệ thuật của thơ Đường như chấm phá, tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh. - Vẻ đẹp hiện đại là thể hiện tinh thần của thời đại mới-thời đại cách mạng.Vẻ đẹp hiện đại thể hiện trên cả nội dung và hình thức: nhân vật trữ tình là chiến sĩ cách mạng, chất liệu thơ là chất liệu của hiện thực 0.5 4 cuộc sống, hình tượng thơ vân động. b Vẻ đẹp cổ điển *Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lúc chiều tối đây là đề tài quen thuộc trong thơ ca cổ. *Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ có ý nghĩa tượng trưng tạo nên tính hàm súc của bài thơ. -Cánh chim biểu tượng cho không gian lẫn thời gian, tín hiệu của buổi hoàng hôn. Hình ảnh này đã từng xuất hiện trong thơ của Lí Bạch, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du. -chòm mây là những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ mang ý nghĩa biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời. Hình ảnh này đã từng xuất hiện trong thơ của Đỗ Phủ, Nguyễn Khuyến. *Thể thơ: tứ tuyệt đường luật, ngôn ngữ hàm súc cô đọng có những chữ đã trở thành nhãn tự “ hồng”. Với một chữ “hồng” Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự vội vã, sự nặng nề diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” nó cân lại chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫu nó nặng đến mấy chăng nữa. *Nghệ thuật: - Tả cảnh ngụ tình bài thơ không chỉ miêu tả cảnh chiều nơi sơn cuớc mà đằng sau đó là tâm trạng, cảnh ngộ, tấm lòng của tác giả điều này được thể hiện trong từng câu, từng chữ. -Bút pháp gợi tả,chấm phá trong hai câu đầu nhà thơ không nghiêng về tả mà chỉ gợi ra một vài nét cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật. Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên miền sơn cước hiện ra qua hình ảnh cánh chim và chòm mây - Bút pháp lấy động tả tĩnh sự chuyển động của cánh chim và chòm mây càng tô đậm thêm sự vắng lặng của bầu trời và không gian nơi đây. 1.5 c Vẻ đẹp hiện đại *Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, cô gái xay ngô là những hình ảnh của hiện thực. -Cánh chim trong thơ Bác không chỉ quan sát ở trạng thái bên ngoài mà cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong. Cánh chim hướng về một đích cụ thể về rừng, về tổ ấm về với nhịp sống bình dị hàng ngày tuần hoàn bất diệt. -Chòm mây cô đơn giữa bầu trời, chòm mây có hồn người mang tâm trạng lẻ loi, cô độc và cái băn khoăn trăn trở chưa biết tương lai phía trước sẽ đến đâu của người tù nơi đất khách quê người. -Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô tối là hình ảnh của con người lao động hiện lên sinh động, khoẻ khoắn là trung tâm của bức tranh chiều tối. Cùng với nhịp quay của cối xay ngô và bếp lửa rực hồng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làn bừng sáng và sưởi ấm cả không gian núi rừng đã xua tan 1.5 5 bóng tối, giá rét mang đến cho nguời tù niềm vui của sự sống, của hơi ấm của hạnh phúc bình dị thường nhật. Hình ảnh lò than rực hồng là niềm tin tưởng vào cách mạng. *Nhân vật trữ tình không phải là một ẩn sĩ, đạo sĩ mà là một chiến sĩ cách mạng trong thử thách ngục tù nổi bật là một phong thái ung dung, biết làm chủ bản thân, vượt lên trên hoàn cảnh để chiến thắng. Hình tượng người chiến sĩ với những vẻ đẹp nổi bật: tâm hồn lớn, trí tuệ lớn, nghị lực Tất cả được tô đậm trong từng câu thơ rất rõ nét. *Hình tượng thơ vận động. Hai câu đầu là cảm hứng về thiên nhiên, hai câu sau cảm hứng thơ hướng về cuộc sống con người. Tứ thơ vận động từ chiều tối đến đêm, không gian đi từ bóng tối đến ánh sáng, tâm trạng từ nỗi buồn đến niềm vui lạc quan. 3 Đánh giá chung -Bài thơ miêu tả cảnh chiều miền sơn cước nhưng toát lên toàn bộ thi phẩm là hình ảnh người tù Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, ý chí kiên cường, tâm hồn lạc quan luôn hướng về ánh sáng, tương lai. -Nội dung ấy được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại tạo nên vể đẹp đặc sắc của bài thơ. 0.25 Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không qui định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5.Cần trừ điểm lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. - HẾT -
Tài liệu đính kèm: