Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Lớp: 11

pdf 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Lớp: 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Lớp: 11
1 
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN 
= = = = = = = = = = 
(Đề thi gồm có 2 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: Ngữ văn ; Lớp: 11 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
= = = = = = = = = = 
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) 
Đọc trích đoạn bản tin sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: 
Tối ngày 19/4/2014, Lễ công bố Ngày Sách Việt Nam đã diễn ra dưới chân tượng đài Lý Thái 
Tổ, vị vua viết nên tác phẩm Chiếu dời đô mang khát vọng dân tộc, khai sáng nền văn chương Thăng 
Long – Hà Nội. 
Đến dự buổi lễ có ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng 
Bộ thông tin và Truyền thông; ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng 
nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đông đảo bạn yêu sách. 
Tại buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền 
thông Trương Minh Tuấn thay mặt Thủ tướng Chính phủ đọc quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm 
là Ngày sách Việt Nam. 
Quyết định nêu rõ: Ngày sách Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích và phát 
triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm 
quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục 
và rèn luyện nhân cách con người. 
Ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của 
sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, 
in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; cũng như, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các 
cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam. 
Trong quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ 
Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên 
quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể Ngày sách hàng 
năm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm. 
 (Dẫn theo Minh Chánh,  ngày 19- 4- 2014) 
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm) 
Câu 2: Nếu được cho phép đặt tên cho bản tin, anh/chị sẽ đặt như thế nào? (0.25 điểm) 
Câu 3: Ai là người kí quyết định lấy ngày 21- 4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam? Điều đó cho thấy 
Ngày sách có tầm quan trọng như thế nào? (0.5 điểm) 
Câu 4: Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về sự kiện này và về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa 
đọc trong cộng đồng (trả lời trong khoảng 10-12 dòng) (0.5 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
(1)Quê hương tôi có cây bầu cây nhị 
 Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang 
 Có cô Tấm náu mình trong quả thị 
 Có người em may túi đúng ba gang 
......... 
2 
(2)Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu 
 Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung 
 Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến, 
 Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng 
(3)Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm 
 Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo 
 Có Nguyền Trãi, có “Bình Ngô đại cáo” 
 Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều” 
 (Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính) 
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm) 
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm) 
Câu 7. Hãy chỉ ra: ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử gợi nhớ trong 
khổ (2)?(0,5 điểm) 
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện 
qua khổ (3)? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) 
Phần II. Làm văn(7.0 điểm) 
Câu 1 (3.0 điểm) 
Giọt nước mắt “lạ” của Ánh Viên 
Sau khi giành HCV và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 200m tự do, Ánh Viên- người hùng 
của thể thao Việt Nam đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi cô khóc. Một cô gái cứng rắn, được mệnh danh là 
“cô gái thép” liệu có dễ “nhỏ nước mắt” vì hạnh phúc? 
Không phải, Ánh Viên khóc là bởi cô chưa hài lòng về chính mình về những gì đã đạt được. 
Cô nói: “Tôi khóc không phải vì giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi 
đấu đã mắc một số lỗi. Tôi không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy, ngay cả khi chiến 
thắng”. 
“Tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại 
ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ 
lực như chưa giành được gì”- đó là Ánh Viên, VĐV bơi lội Việt Nam đã bước vào ngôi nhà SEA 
Games. 
(Dẫn theo Thọ Nghĩa,  ngày 11-6-2015) 
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ về những lời tâm sự 
trên của Ánh Viên? 
Câu 2 (4.0 điểm) 
Cảm nhận về bức chân dung tinh thần- chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí 
anh hùng”(trích “Truyện Kiều- Nguyễn Du”)? Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật lí tưởng anh hùng trong 
quan niệm của Nguyễn Du? 
=====Hết===== 
Họ và tên thí sinh :................................................... Số báo danh ............................. 
 1 
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN 
= = = = = = = = = = 
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: Ngữ văn ; Lớp: 11 
= = = = = = = = = = 
A. Hướng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của 
thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, 
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và 
pháp luật. 
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không 
sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. 
B. Hướng dẫn chấm cụ thể 
Phần I. Đọc hiểu(3.0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Thí sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản. 
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Câu 1 (0.25 điểm) 
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: báo chí 
Điểm 0.25 : Trả lời đúng ý trên. 
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 2 (0.25 điểm) 
Có thể đặt tên cho bản tin: Lễ công bố ngày sách Việt Nam 21 – 4. 
 Điểm 0.25 : Trả lời đúng, đủ các ý trên. 
 Điểm 0 : Trả lời chưa phù hợp hoặc không trả lời. 
Câu 3 (0.5 điểm) 
 Người kí quyết định lấy ngày 21 – 4 hằng năm làm ngày sách Việt Nam là Thủ tướng 
Chính phủ. Điều đó cho thấy Ngày sách là một hoạt động quan trọng trong chiến lược nâng cao 
dân trí, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Điểm 0.5 : Trả lời đúng ý trên. 
Điểm 0.25 : Trả lời được một ý hoặc còn sơ sài. 
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 4 (0.5điểm) 
- Suy nghĩ về sự kiện tổ chức lễ công bố ngày sách Việt Nam: Đây là sự kiện đáng mừng, 
một tin vui chứng tỏ sự ý thức sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về tầm quan trọng của việc 
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng xã hội 
ta thành một “xã hội học tập”. 
- Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng: Văn hóa 
đọc là văn hóa ứng xử với sách, văn hóa tiếp nhận thông tin từ sách, văn hóa xây đắp một đời 
sống tinh thần lành mạnh cho con người. Do đặc điểm phát triển của thời đại internet, văn hóa 
đọc đang bị suy thoái. Điều này rõ ràng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của giáo dục và văn 
hóa. Mỗi người, mỗi nhà cần phải xây dựng thói quen đọc sách. Chỉ như thế, việc kế thừa, tiếp 
nhận kho báu tri thức của loài người chứa đựng trong sách mới đạt được kết quả tốt đẹp và trình 
độ dân trí nói chung mới thực sự được nâng cao. 
(Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, chặt chẽ) 
 2 
Điểm 0.5 : Trả lời đúng, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của bản thân về sự kiện, về tầm 
quan trọng của việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng 
Điểm 0.25: Trả lời được 1 ý hoặc sơ sài. 
 Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 5 (0.25 điểm) 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. 
Điểm 0.25 : Trả lời đúng ý trên. 
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 6 (0.25 điểm) 
Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ: điệp ngữ; liệt kê. 
Điểm 0.25: Trả lời đúng ý trên. 
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 7 (0.5 điểm) 
- Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế. 
- Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2): 
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Khởi nghĩa Bà Triệu; Khởi nghĩa Lam Sơn; Hội nghị Diên Hồng. 
Điểm 0.5 : Trả lời đúng, đủ các ý trên. 
Điểm 0.25: Trả lời được nửa các ý trên. 
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 8 (0.5 điểm) 
Tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3): yêu 
mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say 
sưa, tự hào. 
(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục.) 
Điểm 0.5 : Trả lời đúng, đủ các ý trên. 
Điểm 0.25: Câu trả lời chung chung, không rõ ý 
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời 
Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1 (3.0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội; 
- Đảm bảo cấu trúc của 1 bài văn nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài. 
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: 
a. Tóm tắt câu chuyện về Giọt nước mắt “lạ” của Ánh Viên (0.5đ) 
 + Ánh Viên khóc không phải vì cô vui mừng khi đoạt thành tích xuất sắc trong thi đấu 
 + Ánh Viên khóc vì cô nhận ra một số lỗi trong quá trình thi đấu. Từ đó, cô hứa với 
lòng mình sẽ không bao giờ bằng lòng với chính mình, mà phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn. 
b. Bình luận, phân tích, chứng minh vấn đề cần nghị luận (2.0đ) 
 + Ý nghĩa lời tâm sự của Ánh Viên 
 3 
 ++Lời tâm sự thể hiện sự khiêm tốn của một tài năng trẻ. Cô không tỏ ra tự cao, tự 
mãn trước chiến tích của bản thân trên đấu trường khu vực ; 
 ++ Lời tâm sự thể hiện ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường của tuổi trẻ Việt Nam 
trong cuộc sống hôm nay. Họ có ý thức học tập và rèn luyện không mệt mỏi để đóng góp lớn cho 
ngành thể thao nói riêng, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Đây là kết quả của 
quá trình mà cô gái Ánh Viên được nuôi dưỡng từ gia đình, giáo dục của nhà trường, của môi 
trường quân đội...và truyền thống của quê hương, đất nước. 
+ Phê phán những biểu hiện trái ngược với suy nghĩ của Ánh Viên : 
 ++ Một bộ phận giới trẻ có thái độ tự cao, tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng. 
Một khi đã đạt được thành tích, họ không tiếp tục rèn luyện nên nhận thất bại 
++Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận giới trẻ thiếu bản lĩnh, không có ý chí, nghị lực 
vươn lên trong cuộc sống. 
 c. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ) 
 + Cần hiểu được giá trị của bản thân 
 + Không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực hoạt động xã hội 
3. Cách cho điểm: 
Điểm 3: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính 
tả, diễn đạt. 
Điểm 2-2.5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một số lỗi chính 
tả, diễn đạt. 
Điểm 1-1.5: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, mắc nhiều lỗi chính tả, 
diễn đạt. 
Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. 
Câu 2.(4.0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, 
thuyết phục, có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp vấn đề. Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng 
rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
MB: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận(0.25 điểm) 
TB: 
a. Vị trí của đoạn trích: (0.25 điểm) 
.....câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều -> đoạn trích được các nhà nghiên cứu đánh giá là 
sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 
b. Cảm nhận về bức chân dung tinh thần- chí khí anh hùng của Từ Hải: (2.5đ) 
* 4 câu đầu: 
Khắc họa chân dung của đấng trượng phu, quân tử qua việc giải quyết mối quan hệ giữa chí lớn 
và tình riêng. 
* 12 câu tiếp theo: 
Lời thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều hướng tới khắc họa tầm vóc của nhân vật qua khát vọng và 
niềm tin của Từ. 
* 2 câu kết: Là lời của Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Từ Hải lên đường nhưng cũng là sự tổng 
kết bức chân dung tinh thần – chí khí anh hùng của Từ Hải 
Đó là con người của chí khí lớn lao, gạt phăng những tình riêng nhỏ hẹp để lên đường trong tư 
thế một cánh chim bằng tung cánh vào biển khơi, bão tố. Đó là hình ảnh tuy mang màu sắc ước lệ 
 4 
nhưng đầy chất lãng mạn, cho thấy cảm hứng ngợi ca đặc biệt của đại thi hào dân tộc với nhân 
vật kết tinh lí tưởng và khát vọng của ông. 
c. Đặc sắc nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0.25đ) 
* Bút pháp lí tưởng hóa trong việc đặt nhân vật vào một không gian nghệ thuật mang cảm quan 
vũ trụ, thiên nhiên khiến cho tầm vóc, ý chí của con người thêm kì vĩ ( bốn phương, trời bể, bốn 
bể, gió mây, dặm khơi...) 
* Từ ngữ, hình ảnh mang màu sắc ước lệ thể hiện sự ngưỡng mộ đặc biệt của Nguyễn Du với 
nhân vật anh hùng mang khát vọng và lí tưởng của thời đại ( trông vời trời bể, thanh gươm yên 
ngựa, mười vạn tinh binh...) 
d. Quan niệm về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: (0.5đ) 
* Người mang lí tưởng anh hùng phải là người có ý chí lớn lao, biết hi sinh quyền lợi và hạnh 
phúc cá nhân để hiện thực hóa lí tưởng của mình. 
* Người anh hùng là người có niềm tin vững chắc vào tiền đồ được xây dựng bằng ý chí, khát 
vọng và năng lực của chính mình. 
* Người anh hùng còn là người có lòng quyết tâm, tinh thần mạnh mẽ và dứt khoát trong hành 
động. 
KB: Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm) 
3. Cách cho điểm: 
Điểm 4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính 
tả, diễn đạt. 
Điểm 2.5-3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ 
về chính tả, diễn đạt. 
Điểm 1.5-2: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, mắc nhiều lỗi chính tả, 
diễn đạt. 
Điểm 1: Chưa hiểu kĩ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ. 
Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. 
=====Hết===== 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKSCLDN_Han_Thuyen.pdf