SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 12 NĂM HỌC 2016-2017 Môn học: Hóa học Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 134 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... (Cho H =1; C= 12; N= 14; O = 16; Na = 23; K= 39 ; Ca = 40; Ag = 108; Fe = 56) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : (20 câu, từ câu 1 đến câu 20) Câu 1: Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là C5H11OH. B. C3H7COOH. C. CH3COOC2H5. D. C6H5OH. HD. liên kết hidro trong este yếu nhất nên nhiệt độ sôi thấp nhất. Câu 2: Khi cho 6,6 gam CH3CHO phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, khối lượng Ag thu được là A. 32,4 gam. B. 21,6 gam. C. 5,4 gam. D. 10,8 gam. HD. =0,15 mol => mAg = 32,4 gam. Câu 3: Chất béo là trieste của A. glixerol với axit hữu cơ. B. glixerol với axit béo. C. ancol với axit béo. D. glixerol với axit vô cơ. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ hết trong dung dịch nước vôi dư thấy có m gam kết tủa, khối lượng bình nước vôi tăng lên 1,24 gam. Giá trị của m là A. 2,00. B. 2,50. C. 2,25. D. 6,00. HD. este no đơn chức, mạch hở nên => 1,24 = = 18a + 44a => a = 0,02 mol. => m = 2 gam. Câu 5: Khi đun nóng hỗn hợp các axit béo C17H33COOH, C15H31COOH với glixerol trong điều kiện thích hợp, số lượng trieste tối đa thu được là A. 5 B. 3. C. 4. D. 6. HD. số trieste = Câu 6: Cho m gam một este tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đem đốt cháy hoàn toàn Y thu được 4,24 gam chất rắn chỉ chứa Na2CO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là A. 0,5M. B. 0,7M. C. 0,4M. D. 0,2M. HD. Bảo toàn nguyên tố Na, ta có: Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Chất béo nhẹ hơn nước. Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật. Dầu ăn và mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. HD. Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon. Câu 8: Có 4 dung dịch: Natri clorua, ancol etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4. B. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl. C. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4. D. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4. HD. C2H5OH là chất không điện li nên độ dẫn điện thấp nhất, CH3COOH là chất điện li yếu nên dẫn điện kém, NaCl và K2SO4 đều là chất điện li mạnh nhưng cùng nồng độ K2SO4 phân li tạo nhiều ion hơn nên độ dẫn điện cao hơn NaCl. Câu 9: Nồng độ của dung dịch NaOH có pH=12 ở 250C là A. 0,10M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,20M. HD. pH = 12 => pOH = 2 => [OH-] = 0,01 M = Câu 10: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Tristearin. B. Metyl fomat. C. Metyl axetat. D. Etyl axetat. Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 403 gam chất béo tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch KOH, sau phản ứng thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là A. 439 gam. B. 441 gam. C. 483 gam. D. 481 gam. HD. a 3a 3a a BTKL, ta có: 403 + 3a.56 = 3a.294 + a.92 => a = 0,5 mol. => m = 441 gam. Câu 12: Trộn lẫn dung dịch (NH4)2SO4 với dung dịch Ba(NO3)2. Phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra là 2- A. 2NH4+ + NO3- (NH4)2NO3 . B. Ba2+ + SO4 BaSO4 . C. NH4+ + NO3- NH4NO3 . D. 2Ba+ + SO42- Ba2SO4 . HD. các muối amoni không tạo kết tủa. Câu 13: Dung dịch amoniac phản ứng được với A. NH4NO3. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. CuCl2. HD. Dung dịch amoniac tồn tại: Câu 14: Hai chất đồng phân của nhau là A. C2H5OH, CH3-O-CH3. B. CH3OH, C2H5OH. C. C4H10, C4H8. D. CH3-O-CH3, CH3CHO. Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam bột Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,24. HD. Do HNO3 dư nên: Fe Fe3+ + 3e N+5 + 3e N+2 0,1mol 0,3mol 0,3mol 0,1mol => V = 2,24 lít. Câu 16: Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có bao nhiêu công thức cấu tạo mạch hở tác dụng được NaOH, không tác dụng với Na? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. HD. chỉ có este: CH3COOCH3, HCOOC2H5 Câu 17: Hợp chất không thuộc loại este là A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. HCOOCH3. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,0 gam H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng kết tủa thu được là A. 55,0 gam. B. 30,0 gam. C. 35,0 gam. D. 45,0 gam. HD. Câu 19: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH2CH3. Tên gọi của X là metyl fomat. B. propyl axetat. C. etyl axetat. D. etyl propionat. Câu 20: Chất béo nào sau đây ở trạng thái rắn trong điều kiện thường? A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H29COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5. HD. chất béo có gốc axit no thì là chất rắn ở điều kiện thường. PHẦN RIÊNG: Thí sinh thuộc hệ nào thì chỉ làm phần tương ứng dưới đây PHẦN DÀNH CHO HỆ GDPT: (10 câu, từ câu 21 đến câu 30) Câu 21: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. HD. glucozo và Fructozo không có phản ứng thủy phân. Câu 22: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch: axit axetic, glucozơ và ancol etylic là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch AgNO3/NH3. C. quỳ tím. D. Cu(OH)2. HD. ancol etylic không phản ứng, axit axetic tạo dung dịch màu xanh, glucozo tạo phức chất màu xanh. Câu 23: Ở điều kiện thường, saccarozơ tác dụng được với chất nào sau đây? A. AgNO3/NH3. B. C2H5OH. C. Cu(OH)2. D. H2/Ni. HD. vì có các nhóm OH liền kề nhau tạo phức với Cu(OH)2 Câu 24: Đem 2,00 kg glucozơ có lẫn 10% tạp chất trơ, lên men tạo ancol, hiệu suất 70%, thu được V lít ancol 400. Cho biết etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/ml. V có giá trị gần đúng nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,33. B. 1,23. C. 2,04. D. 2,50. Hd. 2000.0,9/180mol 0,7.4000.0,9/180mol m rượu = => Vì là ancol 40o nên V = lít. Câu 25: Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi A. tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0. B. tác dụng với H2/Ni, t0. C. cháy trong khí oxi. D. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 26: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử A. nitơ. B. hiđro. C. cacbon. D. oxi. Câu 27: Không có phản ứng hóa học xảy ra khi cho fructozơ tác dụng với A. dung dịch AgNO3/NH3, t0. B. nước brom. C. Cu(OH)2. D. O2/t0. HD. vì fructozo chứa nhóm xeton nên không phản ứng với nước brom. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ thu được 15,84 gam CO2 và 6,21 gam H2O. Giá trị của m là A. 12,25. B. 10,53. C. 12,32. D. 10,80. HD. . Từ các phương trình đốt cháy của phản ứng trên, ta có: => BTNT, ta có: m = 0,36.12 + 0,345.2.1 + (0,36.2 + 0,345 – 0,36.2).16 = 10,53 gam. Câu 29: Chất không thuộc loại hợp chất cacbohiđrat là A. saccarozơ. B. glixerol. C. fructozơ. D. glucozơ. Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng? Thủy phân hoàn toàn saccarozơ thu được hai loại monosaccarit. Glucozơ tác dụng được với H2/Ni,t0. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm. PHẦN DÀNH CHO HỆ GDTX: (10 câu, từ câu 31 đến câu 40) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. X có công thức là HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. HD. n kết tủa = 0,4 mol = n CO2=> số C = 0,4/0,2 = 2. Câu 32: Triolein có công thức cấu tạo thu gọn là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 33: Khi đun nóng, este CH3COOC2H5 không phản ứng được với A. CH3OH. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch KOH. D. H2O/H2SO4. Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hoá: Z là axit panmitic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit oleic. HD. Câu 35: Thuốc thử để phân biệt hai chất lỏng CH3COOC2H5 và CH2=CHCOOCH3 đựng trong hai lọ mất nhãn riêng biệt là A. phenolphtalein. B. quỳ tím. C. Cu(OH)2. D. dung dịch Br2. HD. phản ứng của nối đôi C=C. Câu 36: Hợp chất hầu như không tan được trong nước là A. metyl axetat. B. metanol. C. axit fomic. D. natri axetat. Câu 37: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng là phản ứng A. trùng hợp. B. cộng hợp. C. este hóa. D. xà phòng hóa. Câu 38: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri fomat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC2H5. HD. tạo HCOONa và C2H5OH nên este là HCOOC2H5 Câu 39: Etyl axetat là hợp chất hữu cơ thuộc loại A. este no, đơn chức, mạch hở. B. este không no, đơn chức, mạch hở. C. axit không no, đơn chức, mạch hở. D. axit no, đơn chức, mạch hở. Câu 40: Đun nóng 12 gam axit axetic với một luợng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 70%. B. 75%. C. 62,5%. D. 91,7%. HD. n axit = 0,2 mol => m este = 17,6 gam.=> %H = 11/17,6 .100% = 62,5 %. (Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn ) --------------------Hết--------------------- Chóc c¸c em líp 12 ®¹t kÕt qu¶ cao trong c¸c k× thi s¾p tíi. Lời giải: Lê Minh Trọng Mäi chi tiÕt ®ãng gãp xin göi vÒ ®Þa chØ Email: Trongle656@gmail.com
Tài liệu đính kèm: