KIỂM TRA 45 P SỬ 12 HK II 2017 Câu 1: Sau khi thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mĩ thực hiện âm mưu a. kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương b. đẩy lùi cuộc cách mạng dân tộc ở miền N, phá hoại miền Bắc. c. dựng nên một nhà nước tự trị ở miền Nam Việt Nam d. Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. [] Câu 2: Theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam, phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là dựa vào a. quần chúng tố giác Mĩ-Diệm, thiết lập chính quyền nhân dân. b. lực lượng vũ trang tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. c. lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang . d. quần chúng gây sức mạnh áp đảo với kẻ thù là Mĩ- Diệm. [] Câu 3: Phong trào "Đồng khởi"(1959-1960) diễn ra ở a. Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. b. Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. c.Tây Nguyên, Trung và Nam Trung Bộ. d. Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. [] Câu 4: Sau thắng lợi của phong trào "Đồng khởi"(1959-1960), tổ chức mặt trận đoàn kết toàn dân ở miền Nam ra đời đó là a. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. c. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. d. Mặt trận dân chủ miền Nam. [] Câu 5: Đối với chế độ Mĩ- Diệm ở miền Nam , thắng lợi của phong trào "Đồng khởi"(1959-1960) đã a. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ Ngô Đình Diệm. b. làm suy sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn. c. làm thất bại hoàn toàn chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ. d. giáng đòn nặng vào Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. [] Câu 6: Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi"(1959-1960) đã đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ a. thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. b. tiến công chiến lược sang tổng tiến công. c. đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. d. khởi nghĩa từng phần sang tổng khởi nghĩa. [] Câu 7: Đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ỡ miền Nam Việt Nam khi a. chính quyền Sài Gòn khủng bố, mở chiến dịch "tố cộng , diệt cộng". b. hình thức thống trị chỉ dựa vào chính quyền và quân đội tay sai thất bại. c. hình thức thống trị dựa vào chính quyền và quân đội tay sai đang ổn định. d. Mâu thuẫn giữa chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn đang dâng cao. [] Câu 8: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"là a. "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". b. dùng quân đội Mĩ tham chiến trên chiến trường. c. "Dùng người Việt đánh người Việt". d. Dùng quân đồng minh Mĩ tham chiến trên chiến trường. [] Câu 9: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ, lực lượng tham chiến chủ yếu trên chiến trường là a. quân đội Mĩ b. quân đồng minh của Mĩ c. liên quân Đông Dương d. quân đội Sài Gòn . [] Câu 10: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ coi "ấp chiến lược" là a. "xương sống " của chiến lược b. công cụ của chiến lược. c. hậu cứ của chiến lược. d. căn cứ địa của chiến lược. [] Câu 11: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ sử dụng những chiến thuật mới là a. "càn quét" và "bình định" b. giành dân, cướp đất. c. "trực thăng vận", "thiết xa vận" d. chinh phục từng gói nhỏ. [] Câu 12: Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đều giống nhau ở chỗ a. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ. b. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. c. là hình thức xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ và các nước lớn. d. là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ và các nước chư hầu. [] Câu 13: Âm mưu của Mĩ trong Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm giống nhau cơ bản là a. xâm lược Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự. b. xâm lược Đông Dương, biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới. c. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự. d. chia cắt Đông Dương, biến Việt Nam và Lào thành thuộc địa kiểu mới. [] Câu 14: Về biện pháp thực hiện (thủ đoạn), chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đều giống nhau ở chỗ a. sử dụng viện trợ kinh tế, quân sự của quân đồng minh. b. kêu gọi sự hỗ trợ của các nước đồng minh và thực hiện chính sách bình định. c. sử dụng viện trợ của phương Tây, thực hiện chính sách "bình định". d. sử dụng kinh tế, quân sự của Mĩ, thực hiện chính sách "bình định". [] Câu 15: Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"của Mĩ , quân dân miền Nam tiến công địch bằng cả 3 mũi giáp công là a. chính trị, quân sự và ngoại giao b. chính trị, văn hóa, quân sự. c. quân sự, kinh tế, ngoại giao d. chính trị, quân sự và binh vận. [] Câu 16: quân dân miền Nam chống "Chiến tranh đặc biệt" trên cả 3 vùng chiến lược là a. rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị b. đô thị, nông thôn, miền núi và đồng bằng. c. nông thôn đồng bằng , đô thị và đồn điền. d. nhà máy, đồn điền, khu công nghiệp. [] Câu 17: Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt", đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam là a. chiến thắng Ấp Bắc ( Mĩ Tho) b. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) c. chiến thắng An Lão (Bình Định) d. chiến thắng Đồng Xoài ( Biên Hòa). [] Câu 18: Chiến thắng Ấp Bắc ( Mĩ Tho)(1/1963) có ý nghĩa to lớn như thế nào? a. Đánh bại hoàn toàn chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận". b. Chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". c. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. d. Cho thấy sự lúng túng của chính quyền sài Gòn. [] Câu 19: Sự kiện đánh dấu chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"của Mĩ bị thất bại hoàn toàn là a. chiến thắng Ấp Bắc ( Mĩ Tho). b. cuộc đấu tranh của "đội quân tóc dài". c. chiến dịch tiến công đông - xuân 1964-1965. d. 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình. [] Câu 20: Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", quân đồng minh của Mĩ tham gia ở miền Nam Việt Nam gồm a. Hàn quốc, Anh, Pháp, Thái Lan, Niu Dilân. b. Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Anh, Pháp. c. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin,Ôxtrâylia, Niu Dilân. d. Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin,Ôxtrâylia. [] Câu 21: Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ sử dụng những lực lượng tham chiến trên chiến trường miền Nam là a. quân đội Sài Gòn và quân đồng minh b. quân đội Sài Gòn là duy nhất. c. Mĩ và đồng minh là duy nhất. d. Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn. [] Câu 22: Mặc dù trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ sử dụng nhiều lực lượng tham chiến nhưng trên chiến trường miền Nam quân Mĩ có vai trò là a. lực lượng chủ yếu. b. lược lượng phối hợp chiến đấu. c. lực lượng chiến đấu duy nhất. d. cố vấn chỉ huy. [] Câu 23:Tính chất ác liệt của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam là a. sử dụng hầu hết các loại vũ khí và chiến thuật hiện đại. b. liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" tàn khốc. c. sử dụng quân đội Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến. d. hòa hoãn với các nước lớn XHCN để chống lại nhân dân Việt Nam. [] Câu 24: Điểm chung trong các chiến lược quân sự kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là a. thực hiện âm mưu"dùng người Việt, đánh người Việt". b.đưa quân Mĩ và quân đồng minh thay thế quân đội Sài Gòn. c. dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. d. sử dụng chính quyền Sài Gòn để áp bức chính trị, bóc lột kinh tế. [] Câu 25: Những trận thắng mở đầu trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân miền Nam Việt Nam là a. trận Ấp Bắc ( Mĩ Tho), Vạn Tường ( Quảng Ngãi). b. trận An Lão (Bình Định), Ba Gia ( Quảng Ngãi). c. trận Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Núi Thành (Quảng Nam). d. trận Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường ( Quảng Ngãi). [] Câu 26: Trận thắng mở đầu cao trào " Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" được dấy lên trên khắp miền Nam là trận a. Vạn Tường (Quảng Ngãi). b. Ấp Bắc ( Mĩ Tho). c. Hòa Vang (Quảng Nam). d. Chu Lai (Quảng Nam). [] Câu 27: Mĩ và đồng minh mở cuộc phản công mở cuộc phản công chiến lược lớn nhất trong mùa khô thứ 2( đông - xuân 1966-1967) nhằm vào hướng chiến lược chính là a. căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh). b. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. c. Đông Nam Bộ và Liên khu V. d. Liên khu V và Tây Nam Bộ. [] Câu 28: Ý nghĩa chiến lược của trận thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965 là a. làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. b. đánh dấu sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ". c. chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ". d. tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. [] Câu 29: Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố a. "Việt Nam Hóa" chiến tranh xâm lược. b. "Phi Mĩ hóa"chiến tranh xâm lược. c. "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược. d. "Đông Dương hóa" chiến tranh xâm lược. [] Câu 30: Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), sau sự kiện nào Mĩ phải đến bàn đàm phán Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? a. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). b. Sau cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất. c. Sau Hội nghị cấp caoViệt Nam- Lào- Campuchia năm 1970. d. Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân -hè năm 1972 trên toàn miền Nam. [] Câu 31: Khi tiến hành "Việt Nam hóa chiến tranh "và " Đông Dương hóa chiến tranh" Mĩ sử dụng lực lượng tham chiến trên chiến trường là a. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ. b. quân đội Sài Gòn và quân đồng minh Mĩ. c. quân đội tay sai trên toàn Đông Dương. d. quân đội Sài Gòn và quân Mĩ. [] Câu 32: Mĩ thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh " nhằm a. tận dụng xương máu người Việt Nam, rút dần quân Mĩ về nước b. tạo điều kiện phát huy vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường. c. từng bước thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. d. tập trung toàn lực lượng quân Mĩ xâm lược Lào và Campuchia. [] Câu 33: Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh " là a. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. b. Mĩ phải chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh. c. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. d. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương biểu thị quyết tâm chống Mĩ. [] Câu 34: Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia, đã đập tan cuộc hành quân của a. 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Lào. b. 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Campuchia. c. cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ. d. cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng. [] Câu 35: Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân a. xâm lược Campuchia 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn . b. phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ. c. "Lam Sơn-719" của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. d. Tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng. [] Câu 36: Thắng lợi đã giáng đòn nặng vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh " , buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược là a. trận thắng "Điện Biên Phủ trên không". b. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. c. Hội nghị cấp cao Việt Nam- Lào- Campuchia năm 1970. d. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. [] Câu 37: Thắng lợi của quân dân miền Bắc, đập tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng được coi như a. trận Điện Biên Phủ năm 1954. b. một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỉ XX c. Trận "Điện Biên Phủ trên không". d. trận Oatéclô ở Pháp. [] Câu 38: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), thắng lợi có ý nghĩa quyết định, buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút quân đội về nước là a. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). b. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia năm 1970. c. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. d. trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. [] Câu 39: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), thắng lợi đánh dấu nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ " đánh cho Mĩ cút " là a. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). b. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. c. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. d. trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. [] Câu 40: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam như thế nào? a. Tạo thời cơ thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. b.Gây rối loạn trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho ta. c. Mĩ bị suy giảm thế lực trên trường quốc tế nên không giám tham chiến. d. Mĩ càng hung hăng, hiếu chiến, gây khó khăn cho cách mạng miền Nam. []
Tài liệu đính kèm: