Xét duyệt của tổ tự nhiên Phụng châu, Ngày tháng năm 2015 GV ra đề BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Hình học. Tiết 14 Ngày 28 tháng 11 năm 2015 Mục tiêu: - Nắm được kĩ năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương trình. - Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải của bài toán. - Khả năng vận dụng của học sinh, tính cẩn thận và chính xác khi làm toán. - Rèn kỹ năng phân tích hình học. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Điểm 1. Điểm. Đường thẳng (C1) 0,5đ 1C 0,5 2. Đường thẳng đi qua hai điểm (Mức cao TL) (C2) 0,5đ (C6) 0,5đ (B3) 0,5đ 2C; 1B 1,5 3. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng. Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài (C5) 0,5đ (B2: a) 1,5đ 1C;B2:a 2 4. Khi nào thì AM + MB = AB (C4) 0,5đ (C3) 0,5đ (B1; B2:b) 3đ 2C; 2B 4 5.Trung điểm của đoạn thẳng (B2:c) 2đ 1B:c 2 Ax y Trường THCS Phụng Châu BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Hình học. Tiết 14 Lớp: 6A Ngày 28 tháng 11 năm 2015 Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo A. Phần trắc nghiệm: ( 3,0 điểm) Câu 1: Cho hình vẽ : . Khẳng định nào sau đây là sai A. Điểm A nằm trên đường thẳng xy B. A xy C. Đường thẳng xy đi qua A D. Đường thẳng xy thuộc điểm A Câu 2: Qua hai điểm phân biệt cho trước, ta vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm đó. A. Vô số B. Chỉ một đường thẳng C. Hai đường thẳng D. Ba đường thẳng. Câu 3: Cho hai tia OA và OB đối nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng A. Điểm O nằm giữa A và B B. Điểm A nằm giữa O và B C. Điểm B nằm giữa O và A. C. Ba điểm O, A, B không thẳng hàng. Câu 4: Biết rằng MI + NI = NM thì điểm nào nằm gữa hai điểm còn lại. A. Điểm M B. Điểm N C. Điểm I D. Không có điểm nằm giữa. Câu 5 : Cho biết AB = 2cm; BC = 3cm. Khi đó AC bằng A. 5cm B. 1cm C. 6cm D. không xác định được độ dài. Câu 6: Cho 4 điểm sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng. Số đoạn thẳng vẽ được là: A. 2 B. 4 C. 6 D.8 B. Tự luận: ( 7,0 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Vẽ điểm M nằm giữa A và B sao cho BM = 4cm. Tính độ dài đọan thẳng AM. Bài 2: (4,5 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm. a) Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? vì sao? b) So sánh OA và AB. c) Trên tia BO vẽ điểm C sao cho BC = 6cm. Chứng tỏ C là trung điểm của AO. Bài 3: (1,0 điểm) Cho 100 đường thẳng trong đó bất kì hai đường thẳng nào cũng cắt nhau và không có ba đường thẳng nào cùng đi qua một điểm. Tính số giao điểm của chúng. BÀI LÀM ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B A C A C B. Tự Luận (7,0 điểm) Bài Đáp Án Biểu điểm Bài 1 (2 điểm) Vẽ hình đúng Vì M nằm giữa hai điểm A và B nên AM + MB = AB 1 Lập luận chặt chẽ; tính AM = 1 cm 1 Bài 2 (4,5 điểm) Vẽ hình 0,5 Lập luận được A nằm giữa hai điểm O và B 1đ Tính được AB = 4 cm và kết luận OA = AB 1đ Chỉ ra C nằm giữa hai điểm B và O và tính CO = 2 cm 1đ Tính AC = 2 cm và kết luận 1đ Bài 3 (0,5 điểm) Lập luận ra số giao điểm là n(n-1):2 0,25 Thay n = 100; tính số giao điểm là 4950 0,25 Chú ý: Học sinh làm theo cách khác nhưng vẫn đúng vẫn cho đủ số điểm
Tài liệu đính kèm: