ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 8 I. Mục đích của đề kiểm tra: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 6 theo PPCT. 2. Mục đích: - Đối với giáo viên: Kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức vật lý của giáo viên và thông qua đó để có những điều chỉnh thích hợp về mặt phương pháp dạy học để HS học tập có kết quả tốt hơn. - Đối với học sinh: Kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức vật lý của học sinh, từ đó có ý thức học tập tích cực hơn. II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp TNKQ và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lý thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD Chuyển động 3 3 2.1 0.9 35 15 Lực 3 3 2.1 0.9 35 15 Tổng 6 6 4.2 1.8 70 30 2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề. Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL 1. Chuyển động 35 4.24 2 2 2.0 2. Lực 35 4.24 2 2 3.0 1. Chuyển động 15 1.82 1 1 3.0 2. Lực 15 1.82 1 1 2.0 Tổng 100 12 6 4 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KỲ I, MÔN VẬT LÍ LỚP 8. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Từ bài 1 đến bài 6 (6 tiết) 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 2. Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 3. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 4. Nêu được lực là một đại lượng vectơ. 5. Nêu được hai lực cân bằng là gì? 6. Nêu được quán tính của một vật là gì? 7. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 8. Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 9. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 10 Viết được công thức tính tốc độ và nêu được đơn vị của vận tốc. 11. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 12. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động 13. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. 14. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. 15. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 16. Vận dụng được công thức tính tốc độ . 17. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. 18. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 19. Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 20. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 21. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 22. Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều. Số câu hỏi 2 1 2 2 2 3 1 12 Số điểm 1 0.5 1 1.5 1 3 2 10 TS câu 3 4 5 12 TS điểm 1.5 2.5 6.0 10(100%) Đề A Trường THCS Lý Tự Trọng KIỂM TRA 45 PHÚT Họ tên : MÔN : VẬT LÝ 8 Lớp : .. Thời gian: 45 phút Điểm : Lời phê của thầy, cô giáo : I. Trắc nghiệm : (3 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất. Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng? a. Ô tô chuyển động so với mặt đường. b. Ô tô đứng yên so với người lái xe. c. Ô tô chuyển động so với người lái xe. d. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang trái chứng tỏ ô tô đang: a. Đột ngột giảm vận tốc b. Đột ngột tăng vận tốc. c. Đột ngột rẽ trái d. Đột ngột rẽ phải. Câu 3 : Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường là: a. b. c. d. Công thức b và c đúng. Câu 4: Đơn vị của vận tốc là : a. km.h b. m/s c. m.s d. s/m Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? a. Chuyển động của một ô tô đi từ Đồng Xoài đi Bình Dương. b. Chuyển động của đầu cánh quạt đang bắt đầu quay c. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân. d. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. Câu 6 : Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn? a. Lăn vật b. Kéo vật. c. Cả hai cách như nhau d. Không so sánh được. II. Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: ( 1đ) Lấy một ví dụ về chuyển động cơ học. Phân tích rõ vật mốc. Câu 2 : ( 2,5đ) Hãy biểu diễn các lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 2000N (1cm ứng với 500N) Trọng lực của vật có khối lượng 3 kg (1cm ứng với 10N) Câu 3 : (1đ) Lấy 1 ví dụ về lực ma sát có ích và 1 ví dụ về lực ma sát có hại. Câu 4 : ( 2,5đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Đề B Trường THCS Lý Tự Trọng KIỂM TRA 45 PHÚT Họ tên : ................................... MÔN : VẬT LÝ 8 Lớp : ........ Thời gian : 45 phút. Điểm Lời phê của giáo viên I. Trắc nghiệm : (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất: Câu 1: Quan sát một đoàn tàu đang vào nhà ga, câu mô tả nào sau đây sai? a. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. b. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. c. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. d. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 2: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng bị ngả người về phía sau, chứng tỏ xe: a. Đột ngột tăng vận tốc. b. Đột ngột giảm vận tốc. c. Đột ngột rẽ sang trái. d. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 3: Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a. b. c. d. Công thức b và c đúng. Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? a. Chuyển động của một xe đạp đang xuống dốc. b. Chuyển động của đầu cánh quạt đang bắt đầu quay. c. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. d. Chuyển động của đoàn tàu đang vào nhà ga Câu 5: Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? a. Lăn vật b. Kéo vật. c. Cả hai cách như nhau d. Không so sánh được. Câu 6: Một người đi xe máy trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 30 km/h. Quãng đường người đó đi được là : a. 60 km. b. 15 km c. 30 km d. 20 km. II. Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: (1đ) Lấy 1 ví dụ về chuyển động cơ học, phân tích rõ vật làm mốc. Câu 2 : (2,5đ) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn 1500N (1 cm ứng với 500N) Trọng lực của vật có khối lượng 12kg (1 cm ứng với 30N) Câu 3 : (1đ) Lấy 1 ví dụ về lực ma sát có hại và 1 ví dụ về lực ma sát có ích. Câu 4 : (2,5đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3 km hết 0,5 giờ. Ở quãng đường sau dài 1,8 km người đó đi với vận tốc 3 m/s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT – MÔN VẬT LÍ 8 ĐỀ A: I. Trắc nghiệm : 3 điểm- Mỗi câu đúng được 0,5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 c d b b d a II. Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: (1 điểm) HS tự lấy ví dụ Câu 2 : (2,5 điểm) Mỗi phần vẽ đúng được 0,75đ F = 2000N F 500N Câu 3 : (1 điểm) Mỗi ví dụ đúng được 0,5đ Câu 4 : (2,5 điểm) Tóm tắt: S1= 3km Giải v1 = 2 m/s = 7,2 km/h Thời gian người đó đi quãng đường đầu là S2 = 1,95 km t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h) t2 = 0,5h Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường Tính vtb ĐỀ B: I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm- Mỗi câu đúng được 0,5 đ Câu 1 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 Câu 8 c a b c b a II. Phần tự luận : 7 điểm Câu 1: (1 điểm) HS tự lấy ví dụ Câu 2 : (2,5 điểm.) Mỗi phần vẽ đúng được 0,75 đ F = 1500N F 500N Câu 3 : (1 điểm) Mỗi ví dụ đúng được 0,5 đ Câu 4 : (2,5 điểm) Tóm tắt: S1= 3km Giải t1 = 0,5 h Thời gian người đó đi quãng đường sau là S2 = 1,8 km t2 = s2 / v2 = 1,8 / 10,8 ≈ 0,17 (h) v2 = 3 m/s = 10,8 km/h Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường Tính vtb ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ 8 Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Lấy 1 ví dụ và phân tích. Câu 2: Chuyển động đều là gì? Lấy ví dụ. Chuyển động không đều là gì? Lấy ví dụ. Câu 3: Nêu và giải thích công thức tính vận tốc, vận tốc trung bình. àBT: - Một vận động viên đua xe đạp chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 40km/h. Sau 30ph, vận động viên đó đi được đoạn đường dài bao nhiêu? - Trong một cuộc thi điền kinh, một vận động viên chạy được một quãng đường 100m mất 10s. Tính vận tốc của vận động viên? - Một học sinh đi từ nhà đến trường, trong 1km đầu học sinh đó đi bộ với vận tốc 1,5m/s; sau đó được bạn chở 10 phút với vận tốc 4m/s và cuối cùng đi thêm 400m trong 5 phút. Tính vận tốc trung bình của học sinh đó trên toàn bộ quãng đường. Câu 4: Nêu đặc điểm và tác dụng của hai lực cân bằng lên vật? Câu 5: Lực là gì? Nêu cách biểu diễn lực? àBT: - Biểu diễn lực tác dụng vào quả táo có khối lượng 0.3kg trên cây. - Biểu diễn lực kéo 3500N tác dụng vào vật theo hướng từ trái qua phải. Câu 6: Giải thích hiện tượng ô tô rẽ phải thì hành khách nghiêng về bên trái? Khi đang đạp xe nhanh không nên phanh gấp? Câu 7: Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn? Ma sát trượt? Ma sát nghỉ? Lấy ví dụ về ma sát có ích và có hại. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ 8 Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Lấy 1 ví dụ và phân tích. Câu 2: Chuyển động đều là gì? Lấy ví dụ. Chuyển động không đều là gì? Lấy ví dụ. Câu 3: Nêu và giải thích công thức tính vận tốc, vận tốc trung bình. àBT: - Một vận động viên đua xe đạp chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 40km/h. Sau 30ph, vận động viên đó đi được đoạn đường dài bao nhiêu? - Trong một cuộc thi điền kinh, một vận động viên chạy được một quãng đường 100m mất 10s. Tính vận tốc của vận động viên? - Một học sinh đi từ nhà đến trường, trong 1km đầu học sinh đó đi bộ với vận tốc 1,5m/s; sau đó được bạn chở 10 phút với vận tốc 4m/s và cuối cùng đi thêm 400m trong 5 phút. Tính vận tốc trung bình của học sinh đó trên toàn bộ quãng đường. Câu 4: Nêu đặc điểm và tác dụng của hai lực cân bằng lên vật? Câu 5: Lực là gì? Nêu cách biểu diễn lực? àBT: - Biểu diễn lực tác dụng vào quả táo có khối lượng 0.3kg trên cây. - Biểu diễn lực kéo 3500N tác dụng vào vật theo hướng từ trái qua phải. Câu 6: Giải thích hiện tượng ô tô rẽ phải thì hành khách nghiêng về bên trái? Khi đang đạp xe nhanh không nên phanh gấp? Câu 7: Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn? Ma sát trượt? Ma sát nghỉ? Lấy ví dụ về ma sát có ích và có hại.
Tài liệu đính kèm: