Đề kiểm tra 1tiết (khối lớp 9 – hki ) trường THCS Phước Mỹ Trung

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1166Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1tiết (khối lớp 9 – hki ) trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1tiết (khối lớp 9 – hki ) trường THCS Phước Mỹ Trung
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG
TỔ: NGỮ VĂN
GV: VÕ THÀNH PHƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT (KHỐI LỚP 9 – HKI )
 * Ma trận đề:
 Cấp độ
 Tên chủ đề
 (nội dung, chương..)
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
 - Đồn thuyền đánh cá
Chép thuộc lịng 
khổ đầu bài thơ
- Vận dụng mức độ thấp
Phân tích cảnh biển về đêm trong cảm quan của Huy Cận
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu: 0,5
Số điểm:1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0,5
Số điểm: 2 -20% 
Số câu:1
Số điểm: 3 
30% 
Chủ đề 2
Chiếc lược ngà
- Biết cách thực hiện đúng đoạn văn
-Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ % 
Số câu: 0,5
Số điểm:1
-10% 
Số câu:0,5
Số điểm:2-20% 
Số câu:1
Số điểm: 3 
30% 
Chủ đề 3
Làng
(Ch)
- Nhận biết tâm trạng nhân vật
(Ch)
- Hiểu được tâm trạng nhân vật và khái quát tình cảm của người nơng dân thời kháng chiến chống Pháp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ % 
Số câu: 0,5
Số điểm:1 
10%
Số câu: 0,5
Số điểm:3
30%
Số câu: 1
Số điểm:4
40%
Tổng số câu:3 
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:2 -20%
Số câu:
Số điểm:1-10%
Số câu:1
Số điểm:3 
-30%
Số câu:1
Số điểm:2 -20%
Số câu:3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100 %
* Đề bài:
Câu 1: Chép lại nguyên văn và phân tích khổ thơ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ? (3 điểm)
Câu 2: Hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng? (3 điểm)
Cău 3: Trình bày diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân ? Cho biết những tình cảm của người nông dân thời kháng chiến chống Pháp ?(4 điểm ) 
* ĐÁP ÁN:
Câu 1: ( 3 điểm )
* Chép thuộc lịng 4 câu thơ đầu bài thơ:
- Chép sai 1 từ xem như sai cả câu – 0,25 đ
- Sai 3 lỗi chính tả _ 0,25 đ
* Phân tích:
 - Cảnh biển vào đêm trong cảm quan của Huy Cận thật độc đáo và thú vị:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 + Hình ảnh so sánh “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” vừa độc đáo, vừa gây ấn tượng mạnh.
 + Hình ảnh nhân hóa “ Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi ra trước mắt người đọc một khung cảnh vừa rộng lớn vừa gần gủi với con người.
 - Trong khung cảnh vừa bí ẩn, vừa kì vĩ ấy, đoàn thuyền đánh cá lên đường ra khơi với không khí đầy hứng khởi:
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 + Công việc thường nhật như không bao giờ dứt, nó cứ tiếp diễn cùng những người lao động chân chính.
 + Họ ra khơi trong không khí hào hứng đầy những niềm vui, đầy những tiếng hát của những người lao động.
Câu 2: (3 điểm )
Viết đoạn văn câu đúng ngữ pháp, nêu được các ý sau:
 Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Ông là người lính của một thế hệ anh hùng, nếm trải nhiều thử thánh, gian khổ và hi sinh, người cha yêu con hết mực.
Nỗi khao khát của người lại trở lại quê hương gặp lại vợ con không được trọn vẹn.
Hạnh phúc lớn nhật trong cuộc đời ông là khoảnh khắc khi đứa con nhận “ Ba”.
Trong những ngày ở căn cứ, ông vô cùng hạnh phúc dành hết tâm trí vào việc làm cây lược. Chiếc lược ngà đã trở thành vật vô giá thiêng liêng của ông Sáu, nó làm dịu nỗi ân hận và chứa biết bao tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
 Chiếc lược ngà đã trở thành vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình cha con sâu nặng, trong bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được.
Câu 3: (4 điểm ) Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
 - Khi nghe tin làng theo giặc: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “ nước mắt ông lão giàn ra”-> ông Hai sững sờ, đau đớn, bẽ bàng.
- Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: Cúi gầm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch.
 - Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đưa con út.
- Từ lúc ấy tâm lí ông chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm. Nó như nổi đau ám ảnh day dứt, khiến ông không dám đi đâu, chỉ nghe ngóng tin bên ngoài.
 -> Tác giả diễn tả rất cụ thể nổi ám ảnh nặng biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với những đau sót tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
 - Tình yêu làng quê và yêu nước của ông Hai được thể hiện qua sự mâu thuẩn trở về làng hay không trở về làng và ông không thể dứt bỏ tình cảm với làng -> Ông càng đau xót, tủi hổ.
- Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:
 + Ông Hai tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con.
 + Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
-> Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
 - HS phát biểu đúng tình cảm của người nông dân thời kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_VHHD_Ngu_Van_9.doc