SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TÙNG THIỆN ĐỀ KIỂM TRA vật lí 11 Thời gian làm bài: 15 phút; (12 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... Câu 1: Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. vẫn không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 2: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn A. đều dao động.. B. đẩy nhau. C. không tương tác. D. hút nhau. Câu 3: Khi cđdđ giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần. Câu 4: Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cđdđ tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ A. không đổi. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 2 lần. Câu 5: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào A. điện trở dây dẫn. B. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. C. cđdđ chạy trong dây dẫn. D. độ lớn cảm ứng từ. Câu 6: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Các đường sức của cùng một. từ trường có thể cắt nhau B. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức; C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; D. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; Câu 7: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm A. 5.10-7 T. B. 3.10-7 T. C. 4.10-6 T. D. 2.10-7/5 T. Câu 8: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. C. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. D. tác dụng lực điện lên đ.tích. Câu 9: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây? A. tỉ lệ thuận với cđdđ; B. vuông góc với dây dẫn; C. tỉ lệ nghịch với k/c từ điểm đang xét đến dây dẫn; D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ? A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ; B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện; C. Trùng với hướng của từ trường; D. Có đơn vị là Tesla. Câu 11: Khi độ lớn cảm ứng từ và cđdđ qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần. Câu 12: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều A. từ trong ra ngoài. B. từ trái sang phải. C. từ ngoài vào trong. D. từ trên xuống dưới. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: