Đề kiểm tra 15p Địa lí lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15p Địa lí lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15p Địa lí lớp 12 - Trường THPT Phan Bội Châu
Trường THPT Phan Bội Châu – Di Linh 	 KIỂM TRA ĐỊA LÍ 12 (15 PHÚT )
 Họ tên:.........................................Lớp 12A
ĐIỂM
. Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam.
A. Trung Quốc.	B. Lào.
C. Thái Lan.	 D. Campuchia.
Câu 2. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở ?
A. xã Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
B. xã Apachả - Mường Tè – Lai Châu.
C. xã Sín Thầu – Mường Tè – Lai Châu.
D. xã Apachả - Mường Nhé – Điện Biên.
Câu 3. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ
A. Thứ 3	B. Thứ 5	C. Thứ 7	D. Thứ 9
Câu 4. Đường biên giới của nước ta với Lào dài khoảng
A. 1400km	 B. 1080km	 C. 1076km	 D. 2076km
Câu 5. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đi qua
A. 5 tỉnh	 B. 6 tỉnh 	C. 7 tỉnh 	D. 8 tỉnh
Câu 6. Cửa khẩu quốc tế nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia là
A. Lệ Thanh	 B. Bờ Y
C. Tây Trang	D. Lao Bảo
Câu 7. Đường bờ biển nước ta từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) dải khoảng
A. 2360km.	B. 3620km.	C. 2630km.	D. 3260km.
Câu 8. Số lượng các tỉnh của nước ta tiếp giáp với biển là
A. 25 tỉnh.	B. 26 tỉnh.	C. 27 tỉnh.	D. 28 tỉnh.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta ?
A. Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. Là đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta.
C. Được tính từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.
D. Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
Câu 10. Ranh giới được gọi là đường biên giới trên biển của nước ta là
A. Nội thủy	 B. Lãnh hải.
C. tiếp giáp lãnh hải.	 D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 11. Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm
A. Khí hậu ôn hòa, dễ chịu.
B. khoáng sản phong phú về chủng loại, lớn về trữ lượng.
C. sinh vật đa dạng, phong phú.
D. đất đai rộng lớn, phì nhiêu.
Câu 12. So với các nước có cùng vĩ độ địa lí như Bắc Phi, Tây Á, nước ta có lợi thế hơn hẳn về
A. trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
C. phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với những sản phẩm cận nhiệt đới là quan trọng nhất.
D. phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Câu 13. Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế nào sau đây?
A. Hoạt động giao vận tải từ Bắc xuống Nam gặp nhiều khó khăn.
B. Khó khăn trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền.
C. Khoáng sản đa dạng nhưng trừ lượng không lớn.
D. Khí hậu, thời tiết diễn biến phứt tạp
Câu 14. So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm:
A. 5/6.	B. 4/5.	C. 3/4. 	D. 2/3.
Câu 15 Tây bắc – đông nam là hướng chính của:
A. Dãy núi vùng Tây Bắc.	 B. Dãy núi vùng Đông Bắc.
C. Vùng núi Nam Trường Sơn.	 D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 16. Hướng vòng cung là hướng chính của:
A. Vùng núi Đông Bắc.	B. Các hệ thống sông lớn.
C. Dãy Hoàng Liên Sơn.	D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 17. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa đạng?
A. Miền núi có các cao nguyên ba dan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
C. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên , sơn nguyên,...
Câu 18. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Có địa hình cao nhất nước ta.
B. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng tây bắc – đông nam.
Câu 19. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có bốn cánh cung lớn.
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 20. Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, độ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
A. Tây Bắc.	B. Đông bắc.
C. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_12.doc