SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên : Môn sinh học 11 _ ĐỀ 1 Lớp :. Thời gian : 45 phút Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.án Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ.án Câu 1 : Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng .B/ Vậchuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ. C/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng. D/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng. Câu 2 : Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào: A. Con đường tế bào chất và con đường gian bào; B. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ; C. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ; D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ. Câu 3 : Động lực nào dưới đây không phải là động lực của dòng mạch gỗ: A/ lực hút do thoát hơi nước của lá. B/ chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa C/ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau vàvới thành mạch. D/ lực đẩy của rễ. Câu 4: Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc khô hạn. Câu 5: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là: A. Các kim loại nặng. B. Chất khoáng và CO2. C. Saccarôzơ, axit amin và một số ion khoáng được sử dụng lại. D. Nước, muối khoáng. Câu 6: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2. C. CO2 và O2. D. ATP, NADPH và O2. Câu 7: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: A. Qua cành và khí khổng của lá. B. Qua thân, cành và lá. C. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá. D. Qua khí khổng và qua cutin. Câu 8: Cho các nguyên tố: N, Fe, K, S, Cu, P, Ca, Co, Zn. Các nguyên tố đại lượng là: A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt. B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng. C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm. D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi. Câu 9: Động lực đẩy dòng mạch rây là: A. áp suất rễ C. chênh lệch áp suất thẩm thấu B. lực hút do thoát hơi nước D. lực liên kết nước-nước, nước-thành mạch Câu 10: Cây hấp thụ nito trong đất ở dạng nào: A. HNO3 B. NO2 C.NH3 D. NH4+, NO3- Câu 11: Quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ trong cây là quá trình: A. Amon hóa B. khử nitrat C. nitrat hóa D. phản nitrat hóa Câu 12: Một số vi khuẩn có khả năng chuyển hóa nito tự do nhờ có: kích thước nhỏ B. enzim nitrogennaza C. môi trường có nhiều nito D. sắc tố tổng hợp Câu 13: Bộ máy thực hiện quang hợp ở thực vật là: A.rễ B. lục lạp C. ti thể D. lá Câu 14: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng(NL) ánh sáng thành NL hóa học là: A. carotenoit B. diệp lục b C. diệp lục a D. cả a, b, c Câu15: Chất nhận CO2 trong chu trình canvin là: A. PEP(C3) B. APG(C3) c. APLG(C3) D. RiDP(C5) Câu16: cơ quan thực hiện quang hợp ở thực vật là: A. rễ B. lục lạp C. ti thể D. lá Câu 17: Khi tế bào khí khổng trương nước thì: A/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khi khổng mở ra. C/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra. D/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra. Câu 18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh B/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh C/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh. D/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 19: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 20: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ: A/ B/ C/ D/ Câu 21: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A/ Ở màng ngoài B/ Ở màng trong. C/ Ở chất nền. D/ Ở tilacôit. Câu 22 Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A/ Ở màng ngoài B/ Ở màng trong. C/ Ở chất nền. D/ Ở tilacôit. Câu 23: Điểm bù ánh sáng là: A/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. C/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. D/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Câu 24: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A/ Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. B/ Chỉ mở ra khi hoàng hôn. C/ Chỉ đóng vào giữa trưa. D/ Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. Câu 25: Sản phẩm quan hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A/ RiDP). B/ ALPG C/ AM D/ APG Câu 26: Các tia sáng tím kích thích: A/ Tổng hợp cacbohiđrat. B/ Tổng hợp lipit. C/ Tổng hợp ADN. D/ Tổng hợp protein Câu 27: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là: A/ C6H12O6 + O2 à CO2 + H2O + Q (năng lượng). B/ C6H12O6 + O2 à 12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng). C/ C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng). D/ C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O. Câu 28: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: A/ Chuổi chuyển êlectron. B/ Chu trình crep. C/ Đường phân. D/ Tổng hợp Axetyl – CoA. Câu 29: Hô hấp ánh sáng xảy ra: A/ Ở thực vật C4. B/ Ở thực vật CAM. C/ Ở thực vật C3. D/ Ở thực vật C4 và thực vật CAM. Câu 30: Qúa trình hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra: A/ 32 ATP B/ 34 ATP. C/ 36 ATP. D/ 38ATP
Tài liệu đính kèm: