Trường THPT Số 3 An Nhơn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Tổ: Sinh – Công Nghệ Thời gian: 45 phút Đề kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA: 253 Câu 1: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào được thực hiện theo trình tự sau: A. Chọn vật liệu - tạo chồi - sát trùng - tạo rễ. B. Chọn vật liệu - tao chồi - tạo rễ - cấy cây trong môi trường thích ứng C. Chọn vật liệu - tạo rễ - tạo chồi - cấy cây trong môi trường thích ứng D. Chọn vật liệu - khử trùng - tạo chồi - tạo rễ - cấy trong môi trường thích ứng Câu 2: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ được sử dụng bằng cách: A. Bón trực tiếp vào đất B. Hòa với nước tưới cho cây C. Tẩm vào hạt giống trước khi gieo D. Trộn với các loại phân khác Câu 3: Phân hữu cơ có đặc điểm A. Dễ hòa tan, có nhiều chất dinh dưỡng B. Khó hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao C. Dễ hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp D. Khó hòa tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng Câu 4: Sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất giống cây trồng là giống: A. Hạt giống nguyên chủng B. Hạt giống siêu nguyên chủng C. Hạt giống xác nhận D. Tất cả đều sai Câu 5: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng A. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất, giải phóng Na+ thuận lợi cho rửa mặn B. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất làm cho cation Na+ kết tủa C. Tăng độ phì nhiêu của đất D. Giảm độ chua của đất Câu 6: Keo đất mang điện tích gì ? A. Đa số điện tích âm, một số ít mang điện tích dương. B. Điện tích dương C. Điện tích âm D. Đa số điện tích dương, một số ít mang điện tích âm Câu 7: Biện pháp khắc phục hàng đầu đối với đất xói mòn là: A. Bón vôi cải tạo đất B. Bón phân và làm đất hợp lí C. Luân canh, xen canh gối vụ D. Trồng cây phủ xanh đất Câu 8: Thành phần nào gây ra phản ứng kiềm trong đất A. Na2CO3, CaCO3 B. HCl C. H2SO4 D. Tất cả đều đúng Câu 9: Biện pháp chủ yếu để tăng cường hàm lượng keo đất trong đất là: A. Bón phân hữu cơ B. Bón phân vô cơ C. Bón phân xanh D. Cày bừa Câu 10: Keo đất mang điện tích gì ? A. Đa số điện tích âm, một số ít mang điện tích dương B. Điện tích dương C. Điện tích âm D. Đa số điện tích dương, một số ít mang điện tích âm Câu 11: Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Vùng đồng bằng ven biển D. Trung du và miền núi, nơi có địa hình dốc Câu 12: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định? A. Nồng độ H+ và OH- B. Nồng độ bazơ C. Nồng độ Na+ D. Nồng độ a xít Câu 13: Chọn câu đúng A. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm B. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính C. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua Câu 14: Nguyên nhân hình thành đất phèn. A. Đất có nhiều muối B. Đất có nhiều H2SO4 C. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh D. Đất bị ngập úng Câu 15: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là? A. 87% B. 86% C. 85% D.88% Câu 16: Nguyên nhân gây xói mòn đất: A. Địa hình dốc B. Mưa lớn C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 17: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật B. Là đất có dinh dưỡng C. Là khả năng cung cấp đồng thời,không ngừng nước và dinh dưỡng cho cây D. Là đất có nhiều dinh dưỡng Câu 18: Độ chua hoạt tính của đất là do ion nào gây nên? A. OH- B. Al3+ và H+ C. Al3+ D. H+ Câu 19: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần tiến hành tiếp biện pháp: A. Bón bổ sung chất hữu cơ B. Tháo nước rửa mặn C. Bón nhiều phân đạm và kali D. Trồng cây chịu mặn Câu 20: Trong môi trường tạo rể nguời ta bổ sung chất gì? A. BIA,αNAA B. BIA,αNAN C. IBA, αNAA D. BIA,αNNA Câu 21: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 22: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét là: A. 60% - 80%. B. 45% - 50% C. 30% - 40%. D. 50% - 60% Câu 23: Theo sơ đồ phục tráng, việc đánh giá dòng được tiến hành trong: A. Năm thứ tư và năm thứ năm B. Năm thứ hai và năm thứ ba C. Năm thứ nhất và năm thứ hai D. Năm thứ ba và năm thứ tư Câu 24: Vật liệu để nuôi cấy mô tế bào là : A. Củ, quả đã chín B. Củ, quả còn non C. Mô phân sinh đỉnh của thân, cành, rễ D. Đồng ý với cả 3 phương án Câu 25: Keo là đất gì? A. Là những phần tử có kích thước trên 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù B. Là những phần tư có kích thước nhỏ dưới 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù C. Là những phần từ có kích thước trên 1micromet tan trong nước D. Là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1micromet, tan trong nước Câu 26: Tính chất nào sau đây là của đất xám bạc màu? A. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao, nhiều muối tan B. Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị khô hạn. C. Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh D. Tầng đất mặt khô, cứng, nứt nẻ, nhiều chất độc hại Câu 27: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp theo sơ đồ duy trì được tiến hành trong: A. Năm năm B. Bốn vụ C. Bốn giai đoạn D. Bốn năm Câu 28: Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào A. Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh B. Cây được tạo ra sạch bệnh C. Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ D. Cả A, B, C Câu 29: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì xuất phát từ : A. Hạt xác nhận B. Hạt Nguyên chủng C. Hạt Siêu nguyên chủng D.Vật liệu khởi đầu Câu 30: Lớp ion nào trên hạt keo tham gia trao đổi ion A. Lớp ion quyết định điện B. Nhân hạt keo C. Lớp ion quyết bù D. Lớp ion khuếch tán Đáp án trả lời: Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời D A C C A A D A A C D A C C D Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Trả lời C C D B C C D B C B B D D C D Trường THPT Số 3 An Nhơn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Tổ: Sinh – Công Nghệ Thời gian: 45 phút Đề kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA: 123 Câu 1: Khả năng hấp phụ của đất giúp? A.Cây dễ hút chất dinh dưỡng B.Cây đứng vững trong đất C.Đất giữ được chất dinh dưỡng D.Đất tơi xốp, thoáng khí Câu 2: Sau khi ngâm hạt nội nhũ như thế nào? A.Nội nhũ không nhuộm màu B.Nội nhũ nhuộm màu C.Hạt sống thì nội nhũ nhuộm màu D.Hạt chết thì nội nhũ nhuộm màu Câu 3: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào? A.Tế bào có tính toàn năng B.Tế bào chỉ chuyên hóa đặc hiệu C.Tế bào không thể phát triển thành cây D.Mô tế bào không thể sống độc lập Câu 4: Tế bào đã phân hóa gọi là? A.Phôi sinh B.Chuyên biệt C.Phân sinh D. Hợp tử Câu 5: Nuôi cấy mô tế bào có thể bắt đầu từ loại tế bào nào ? A.Tế bào hợp tử B.Tế bào phôi sinh C.Tế bào phân hóa D.Tế bào phân sinh Câu 6:Ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào? A.Làm giảm sức sống của cây giống B.Làm phong phú giống cây trồng C.Làm tăng hệ số nhân giống D.Làm giảm hệ số nhân giống Câu 7: Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi? A.H+ trong dung dịch đất B.H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất C.Al3+ trong dung dịch đất D.H+ và Al3+ trong keo đất Câu 8: Khi có 1 giống lạc mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì? A.Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì B.Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng C.Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo D.Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà Câu 9: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào? A.Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất B.Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất C.Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất D.Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất Câu 10: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do? A.Thảm thực vật tự nhiên B.Được cày xới thường xuyên C.Được bón đầy đủ phân hóa học D.Được tưới tiêu hợp lí Câu 11: Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt có chất lượng như thế nào? A.Độ thuần kém B.Chất lượng cao C.Chất lượng trung bình D.Chất lượng thấp Câu 12: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà? A.Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi B.Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định C.Nhiệt độ đất luôn điều hòa D.Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng Câu 13: Xã X mới nhập nội về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì? A.Làm thí nghiệm so sánh giống B.Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật C.Làm thí nghiệm quảng cáo C.Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay Câu 14: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có điểm giống nhau là? A.Không bón phân hóa học B.Khô hạn, địa hình lồi lõm C.Mưa nhiều, địa hình dốc D.Tập quán canh tác lạc hâu Câu 15: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì? A.Để mọi người biết về giống B.So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà C.Duy trì những đặc tính tốt của giống D. Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật Câu 16: Hệ thống sản xuất giống cây trồng được mô tả theo sơ đồ? A.Hạt giống SNC - NC – XN B.Hạt SNC – XN - NC C.Sản xuất hạt NC – XN- SNC D. Sản xuất hạt XN – SNC - NC Câu 17: Nguyên nhân nào hình thành nên đất xám bạc màu? A.Do vi sinh vật hoạt động mạnh B.Do đất có địa hình dốc thoải C.Nơi đất có nhiều xác cây chứa lưu huỳnh D.Do khí hậu khô hạn Câu 18:Độ chua hoạt tính của đất tạo nên bởi? A.OH- trên keo đất B.OH- trong dung dịch đất C.H+ trong dung dịch đất D.H+ trên keo đất Câu 19: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng? A.Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng B.Cung cấp những thông tin về giống C.Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà D.Duy trì độ thuần chủng của giống Câu 20: Mục đích của thí nghiệm so sánh giống? A.Để mọi người biết về giống B.Duy trì những đặc tính tốt của giống C.Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật D.So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà Câu 21: Đặc điểm của hạt giống xác nhận? A.Chất lượng thấp, số lượng ít nhất B.Chất lượng cao nhất, số lượng nhiều nhất C.Chất lượng thấp, số lượng nhiều D.Chất lượng cao, số lượng trung bình Câu 22: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần? A.Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn B.Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn C.Các hạt của các cây giống cần để riêng D.Bỏ qua khâu đnáh giá dòng Câu 23:Tính chất của đất xám bạc màu? A.Đất mặn B.Thành phần cơ giới nhẹ C.Tỉ lệ sét nhiều D.Vi sinh vật hoạt động mạnh Câu 24: Đặc điểm chung của đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh? A.Đất chua hoặc rất chua B.Đất nghèo sét C.Đất có thành phần cơ giới nặng D.Đất mặn hoặc rất mặn Câu 25: Biện pháp nào sau đây dùng cải tạo đất xám bạc màu? A.Lên luống B.Cày nông kết hợp bón phân hóa học giảm rửa trôi C.Cày sâu phơi ải D.Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ Câu 26: Keo dương là keo? A.Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương B.Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương C .Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm D.Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm Câu 27: Biện pháp khắc phục quan trọng hàng đầu đối với đất xói mòn là? A.Trồng cây phủ xanh đất B.Bón vôi cải tạo đất C.Luân canh, xen canh, gối vụ D.Bón phân và làm đất hợp lí Câu 28: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất? A.Lớp ion quyết định điện B.Lớp ion bất động C.Nhân D.Lớp ion khuếch tán Câu 29: Giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia khi đã tổ chức thí nghiệm? A.Thí nghiệm so sánh giống B.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo C.Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật D. Không cần làm thí nghiệm Câu 30: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng? A.Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất B.Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất C.Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV D.Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua
Tài liệu đính kèm: