Đề kiểm tra 1 tiết - Học kỳ II môn: Hóa học - Khối 12 (cơ bản đề chuẩn)

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 6566Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết - Học kỳ II môn: Hóa học - Khối 12 (cơ bản đề chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kỳ II môn: Hóa học - Khối 12 (cơ bản đề chuẩn)
TRƯỜNG THPT Quang Trung
TỔ: HÓA
Năm học: 2016-2017
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-HỌC KỲ II 
Môn: Hóa học-Khối 12-Cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút;
ĐỀ CHUẨN
Họ và tên học sinh:.................................................................................... Lớp 12B: .....
 (Cho biết khối lượng nguyên tử (đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80;I=127; Ag = 108; Ba = 137)
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm
A. IA.	B. IIIA.	C. IVA.	D. IIA.
Câu 2: Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện ?
A. Li.	B. Na.	C. K.	D.Cs.
Câu 3: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân ? 
	A. LiCl	B. NaNO3	C. KHCO3	D. KBr
Câu 4: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ? 
	A. Ag+	B. Cu+	C. Na+	D. K+
Câu 5: Muối được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày là
	A. Na2CO3	B. NaHCO3	C. NH4HCO3	D. NaF
Câu 6: Các nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm:
A. Li, Na, Ca, K, Rb	B. Li, K, Na, Ba, Rb	 C. Li, Na, K, Rb, Cs	D. Li, Na, K, Sr, Cs
Câu 6: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ca.	B. Li.	C. Be.	D. K.
Câu 7: Tính chất của kim loại kiềm thổ là:
A. Dễ nhường electron thể hiện tính khử	B. Dễ nhận electron thể hiện tính oxi hoá
C. Dễ nhường eletron thể hiện tính oxi hoá	D. Dễ nhận electron thể hiện tính khử
Câu 8: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm
A. IA.	B. IIA.	C. IIIA.	D. IVA.
Câu 9: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan.	B. thạch cao sống.	C. đá vôi.	D. thạch cao nung.
Câu 10: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời? 
	A. Ca2+, Mg2+, Cl-	B. Ca2+, Mg2+, SO42-	
C. Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2+	D. HCO3-, Ca2+, Mg2+ 
Câu 11: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những hợp chất nào sau đây ? 
	A. Ca(HCO3)2, MgCl2	B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2	
C. Mg(HCO3)2, CaCl2 	D. MgCl2, CaSO4 
Câu 12: Chất được sử dụng trong y học, dùng để bó bột khi xương gãy là
	A. CaSO4.2H2O	B.MgSO4.7H2O	C. CaSO4	D. CaSO4.H2O
Câu 13: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là 
A. 4. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 2. 
Câu 14: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.	B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.	D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.
Câu 15: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?
	A. AlCl3 và Al2(SO4)3	B. Al(NO3)3 và Al(OH)3 
	C. Al2(SO4)3 và Al2O3	D. Al(OH)3 và Al2O3 
Câu 16: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do 
A. nhôm là kim loại kém hoạt động	
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ	
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước 
Câu 17: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ? 
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat
B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 18: Cho các phát biểu sau về kim loại kiềm : 
1. Hợp kim liti-nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kỉ thuật hàng không.
2. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
3. Có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ soi tương đối thấp
4. Gồm các nguyên tố : H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
5. Để điều chế kim loại kiềm, cần oxi hóa các ion của chúng
6. Na2CO3 có ứng dụng làm bột giặt, chế thuốc đau dạ dày
Số phát biểu sai là :
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 19: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng :
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Câu 20: Khi cho kim loại R vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. R là
	A. Rb	B. Fe	C. Mg	D. Ag	
Câu 21: Để chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính có thể dùng 2 phương trình phản ứng là
A. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; Na2CO3 + Ca(OH)2 2NaHCO3 + CaCO3
B. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
C. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
D. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O; 2NaHCO3 + Ca(OH)2 Na2CO3 + CaCO3+ H2O
Câu 22: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào ? 
	A. Nước cứng có tính cứng tạm thời	B. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu
	C. Nước cứng có tính cứng toàn phần	D. Nước mềm
Câu 23: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ? 
	A. Quỳ tím	B. Phenolphtalein	C. Na2CO3	D. AgNO3 
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
B. Có thể dùng Na2CO3( hoặc Na3PO4 ) để làm mềm nước cứng.
C. Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
D. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.
Câu 4: Cho các chất Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Hãy chọn dãy nào sau đây có thể thực hiện được:
	A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO	B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3
	C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2 	D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca
Câu 25: Cho các hợp chất hay quặng sau: criolit, đất sét, mica, boxit, phèn chua. Có bao nhiêu trường hợp chứa hợp chất của nhôm.
A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 26: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng	B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng	D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng
Câu 27: Một pin điện hoá được cấu tạo bởi các cặp oxi hoá - khử Al3+/Al và Cu2+/Cu. Phản ứng hoá học xảy ra khi pin hoạt động là 
	A. 2Al + 3Cu ® 2Al3+ + 3Cu2+	B. 2Al3+ + 3Cu ® 2Al + 3Cu2+ 
	C. 2Al + 3Cu2+ ® 2Al3+ + 3Cu	D. 2Al3+ + 3Cu2+ ® 2Al + 3Cu 
Câu 28: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2, người ta dùng lượng dư dung dịch
A. K2SO4.	B. KOH.	C. KNO3.	D. KCl.
Câu 29: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Giá trị của m là
A. 48,6 gam.	B. 13,5 gam.	C. 16,2 gam.	D. 21,6 gam.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
(b) Nhôm không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
(c) Quặng boxit dùng để sản xuất nhôm có công thức Al2O3.H2O
(d) Số oxi hóa đặc trưng của nhôm là +3
(e) Nhôm phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể giải phóng khí NO2
Số phát biểu đúng là:
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 31: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.	B. 0,672 lít.	C. 0,448 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 32: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là 
	A. Be và Mg	B. Mg và Ca	C. Ca và Sr	D. Sr và Ba 
Câu 33: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10g kết tủa.V có giá trị là
A. 2,24 lít	B. ,48 lít	C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít	D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít
Câu 34: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 40 lit	B. 20 lit	C. 30 lit	D. 10 lit
Câu 35: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học đem điện phân là
A. RbCl	B. NaCl	C. KCl	D. LiCl
Câu 36. Cho 2,3g Na tác dụng với 180g H2O. Nồng độ phần trăm dung dịch thu đượcsau phản ứng là:
A. 3,25%	B. 2,19%	C. 3,5%	D. 6,65%
Câu 37: Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là:
A. 63,8 g	B. 22,6 g	C. 26,6g	D. 15,0 g
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 15,25g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,7M và 1,68 lít H2 (đktc). Kim loại M là?
	A. Cs	B. Li	C. K	D. Na
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau :
	(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
	(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2
	(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn
	(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3
	(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
	(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
	Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
	A. II, V và VI	B. II, III và VI	C. I, II và III	D. I, IV và V
Câu 40:: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. 
Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là : 
A. 40 gam. B. 55 gam. 	C. 45 gam. D. 35 gam.
Câu 41: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 8,88 gam.
B. 13,92 gam.
C. 6,52 gam.
D. 13,32 gam.
Câu 42: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
	A. 375. 	B. 600. 	C. 300. 	D. 400.
Câu 43: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 27,96. 	B. 29,52. 	C. 36,51. 	D. 1,50. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_chuong_Kim_Loai_kiem_kiem_tho_va_nhom_co_dap_an.doc