Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 16967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút
ĐƠN VỊ: VÕ VĂN TRUYỆN, PHƯỚC VINH, AN CƠ.
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKII
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút
I. MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. Sinh vật và môi trường 
06 tiết 
- Nêu khái niệm giới hạn sinh thái
- Nêu được mối quan hệ khác loài.
- Nêu được khái niệm sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt.
- Kể tên và sắp xếp các loài động vật vào hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh.
- Phân biệt tháp dân số 
- Cho ví dụ về mối quan hệ dinh dưỡng ở các sinh vật khác loài.
6 câu
45% = 4,5 điểm
3 câu
 66,6% = 3,0 điểm
 2 câu
 22,2% = 1,0 điểm
1câu
 11,1% = 0,5 điểm
2. Hệ sinh thái
06 tiết
- Nêu được thành phần của chuỗi thức ăn
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái. Thành phần của một sinh thái.
- Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật
- Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn và chỉ ra mắt xích chung của lưới từ các sinh vật cho trước
4 câu
55%= 5,5 điểm
2 câu
 36,4 % = 2,0 điểm
1 câu
 36,4 % = 2,0 điểm
1 câu
 27,2% = 1,5 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm
100 % =10 điểm
3 câu
5 điểm 50 %
2 câu
3 điểm 
30 %
1 câu
0,5điểm 
 5 %
1 câu
1,5 điểm 
15 %
II. ĐỀ KIỂM TRA
 A. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 1. Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào?
 A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều. B. Quang hợp tăng – hô hấp tăng.
 C. Quang hợp giảm.– hô hấp tăng. D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ.
 2. Năm sinh vật là : Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
 A. Cỏ ® châu chấu ® trăn ® gà rừng ® vi khuẩn B. Cỏ ® trăn ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng 
 C. Cỏ ® châu chấu ® gà rừng ® trăn ® vi khuẩn D. Cỏ ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng ® trăn 
 3. Giới hạn sinh thái là gì?
Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
 4. Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây? 
 A. Nấm và vi khuẩn	B. Thực vật 
 C. Động vật ăn thực vật	 D. Các động vật kí sinh
 5. Quần thể người có 3 dạng tháp tuổi như hình sau :
	Dạng tháp tuổi nào cho thầy có tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi?
A. Dạng tháp a.	B. Dạng tháp b.	
C. Dạng tháp c.	 D. Dạng tháp a và dạng tháp c.
 6. Hươu nai và con hổ cùng sống trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây: (mức nhận biết)
 A. Cộng sinh. 	 B. Hội sinh 
 C. Cạnh tranh. 	 D. Sinh vật ăn sinh vật khác. 
B. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm)
 a. Sinh vật biến nhiệt là gì? Sinh vật hằng nhiệt là gì?
 b. Trong các hình dưới đây, em hãy: 
 b1. Kể tên các động vật?
 b2. Sắp xếp các loài động vật vào hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt?
Câu 2. (1,5 điểm)
 Hệ sinh thái là gì? Một hệ sinh thái gồm các thành phần nào ?
Câu 3. (2,0 điểm)
 Cho biết sự khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật? (Đơn vị cấu trúc, mối quan hệ chủ yếu, hiện tượng khống chế sinh học và số lượng chuỗi thức ăn)
Câu 4. (1,5 điểm)
 Cho các loài sinh vật sau: Các loài tảo, cá chích, cá mú, cá hồng, tôm he, cá mập, giun, giáp xác chân chèo.
 a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn? 
 b. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn?
---Hết ---
III. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1D
2C
3C
4B
5A
6D
 B. Tự luận( 7 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm)
CÂU HỎI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1. 
a. 
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
b.
 b1. Ếch, sư tử, chim bồ câu, cá mập, gà, rùa biển
 b2. Sắp xếp động vật theo hình:
 + Sinh vật biến nhiệt: cá mập, ếch, rùa biển
 + Sinh vật hằng nhiệt: sư tử, chim bồ câu, gà 
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2. 
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã(sinh cảnh)
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
 + Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, thảm mục,...
 + Sinh vật sản xuất là thực vật
 + Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt
 + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, giun đất, nấm
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. 
Đặc điểm
Quần xã 
Quần thể
1. Đơn vị cấu trúc
2. Quan hệ chủ yếu
3. Khống chế sinh học
4. Số lượng chuỗi t. ăn
- Quần thể
- Dinh dưỡng
- Có
- Nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
- Cá thể
- Sinh sản, di truyền
- Không có
- Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4. 
 a. Vẽ lưới thức ăn
 Giáp xác chân chèo Cá chích Cá mú
 Các loài tảo Vi
 Cá mập sinh 
 Giun Tôm he Cá hồng vật 
 b. Mắt xích chung của lưới thức ăn: cá mú, cá chích, giáp xác chân chèo.
1,0
0,5
Phụ lục: Bổ sung thêm bảng động từ hành động ứng với 4 mức
Hệ thống phân loại các mục tiêu nhận thức của Bloom (1956) bao gồm: Nhận biết, Thông hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, và Đánh giá. Theo tinh thần của Vụ Trung học, Bộ GD & ĐT, hệ thống này được sửa đổi thu gọn thành bốn mức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, và Vận dụng cao. Theo đó, nội dung cụ thể của 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt và biên soạn các bộ câu hỏi – bài tập dưới dạng tự luận và trắc nghiệm được trình bày ở bảng sau.
Bảng Mô tả 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt.
Mô tả nội dung các mức độ nhận thức
Động từ hành động
1. NHẬN BIẾT: Sự nhớ lại tài liệu đã học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lý, quy trình.
Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, phác thảo...
2. THÔNG HIỂU: Khả năng hiểu biết về các sự kiện và nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu.
Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn...
3. VẬN DỤNG MỨC THẤP: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào giải quyết các tình huống quen thuộc hoặc giải bài toán cụ thể.
Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng, minh hoạ...
4. VẬN DỤNG MỨC CAO: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào các tình huống mới lạ hoặc giải các bài toán phức tạp hơn. Đòi hỏi khả năng phân tích liên hệ, gắn kết các thành phần của một tổng thể, cấu trúc có tính tổ chức sao cho có thể hiểu được; nhận biết được các giả định ngầm hoặc các nguỵ biện có lý; hoặc giải bài toán bằng tư duy sáng tạo. Đó còn là khả năng đánh giá, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.
Khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng. Vẽ sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn ra, chia nhỏ ra. Phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt,. Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định, ủng hộ...

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_de.doc