ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 12 – LẦN II Lớp : 12A............ Họ và tên :.................................................................. Giám thị :.............................................. Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. [] Câu 2: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH2–NH2? A. Metylamin. B. Etylamin. C. đimetylamin. D. propylamin. [] Câu 3: Tên gọi của aminoaxit nào dưới đây là đúng? A. H2N-CH2-COOH (glixerin) B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin) C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin) D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric) [] Câu 4: Cho Glyxin XY . Y là: A. ClH3NCH2COONa B. ClH3NCH2COOH C. H2NCH2COONa D. H2NCH2COOH [] Câu 5: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng? A. Metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước. B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc. C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen. D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng. [] Câu 6: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần? (1) C6H5NH2 (2) C2H5NH2 (3) NaOH (4) NH3 A. 1>2>3>4 B. 3>4>2>1 C. 3>2>4>1 D. 2>3>4>1 [] Câu 7: Dung dịch nào dưới đây không làm quì tím đổi màu? A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3CH2NH2 D. CH3NHCH2CH3 [] Câu 8 : Anilin tác dụng với dãy chất nào sau đây : A. NaOH, Br2 B. HCl, Br2 C. NaOH, HCl D. NH3, HCl [] Câu 9 : Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, etanol và lòng trắng trứng : A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2 D. HNO3 [] Câu 10: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy chất đipeptit ? A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. [] Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH [] Câu 12: Để phân biệt anilin, benzen, stiren người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây? A. Quì tím B. dd NaOH C. dd brôm D. dd HCl [] Câu 13: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X, ngoài các a-aminoaxit còn thu được các đipeptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X: A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe D. Gly-Ala-Phe-Val. [] Câu 14: Trong các chất sau đây, chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp: A. Benzen B. Toluen C. Stiren D. Glyxin [] Câu 15: Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo tơ nilon- 6,6 A. Axit ađipic và etylen glicol B. Axit picric và hexametylenđiamin C. Axit ađipic và hexametylenđiamin D. Axit glutamic và hexaetylenđiamin [] Câu 16: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. [] Câu 17: Trong các loại tơ dưới đây, loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là loại nào ? A. Tơ visco, nilon−6,6, tơ axetat. B. Tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6. C. Sợi bông, len, nilon-6,6. D. Sợi bông, tơ visco, tơ axetat. [] Câu 18: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420.000. Hệ số polime hoá của PE là A. 12.000 B. 15.000 C. 17.000 D. 13.000 [] Câu 19: Khẳng định nào sau đây là sai. A. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng có tách ra các phân tử nhỏ B. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp có tách ra các phân tử nhỏ C. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ hai nhóm chức trở lên D. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử monome phải có liên kết bội [] Câu 20: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S là: A. CH2=CH−CH=CH2; lưu huỳnh. B. CH2=CH−CH=CH2; C6H5−CH=CH2 C. CH2=C(CH3)−CH=CH2; C6H5CH=CH2 D. CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2 [] Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 8,85 gam một amin no, đơn chức, mạch hở thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của amin là: A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2 [] Câu 22: Cho 9,3 gam anilin tác dụng hết với dung dịch brom, thu được m gam chất kết tủa màu trắng. Khối lượng kết tủa là: A. 93 gam B. 33 gam C. 330 gam D. 39 gam [] Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là A. 0,3 B. 0,1 C. 0,4 D. 0,2 [] Câu 24: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là: A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N [] Câu 25: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. Glixin [] Câu 26: Cho 7,5 gam glixin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là: A. 9,9 gam. B. 9,8 gam. C. 7,9 gam. D. 9,7 gam. [] Câu 27: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48l hỗn hợp Z (đktc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). tỷ khối hơi của Z đối với hidro bằng 13,75. cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là A. 16,5 gam B. 14,3 gam C. 8,9 gam D. 15,7 gam [] Câu 28: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là: A. 5,3 gam B. 7,3 gam C. 4,3 gam D. 6,3 gam [] Câu 29: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích khí thiên nhiên (xem khí thiên nhiên chứa 85% metan) là: A. 4216,47m3 B. 4321,7m3 C. 3584,00m3 D. 3543,88m3 . [] Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 10 gam kết tủa. Khối lượng bình thay đổi như thế nào? A. Tăng 4,4 g B. Tăng 6,2 g C. Giảm 3,8 g D. Giảm 5,6 g
Tài liệu đính kèm: