Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I môn: lịch sử 10 (thời gian làm bài 45 phút)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 9544Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I môn: lịch sử 10 (thời gian làm bài 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I môn: lịch sử 10 (thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 10 
MÔN LỊCH SỬ 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Cộng
1. Xã hội nguyên thủy
Hiểu được thế nào là thị tộc, bộ lạc.
Hiểu được thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.
Rút ra được sự giống nhau và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu ½;1
Số điểm:1;2
50%;100%
Số câu 1/2
Số điểm:1
50%
Số câu:1;1
2;2 điểm 20%; 20%
2. Các quốc gia cổ đại phương Đông.
Trình bày được những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm:4
100% 
Số câu:1
4 điểm= 40% 
3. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma.
Trình bày được những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma.
Nhận xét được những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1/2
Số điểm:3
75% 
 Số câu 1/2
Số điểm:1
25%
Số câu:1
4 điểm= 40% 
4. Trung Quốc thời phong kiến.
Hiểu được những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường.
Hiểu được những vấn đề cơ bản của xã hội Trung Quốc thời Minh-Thanh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1;1
Số điểm:4;4
100%;100%
Số câu:1;1
4;4 điểm= 40%;40% 
Tổng số câu Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu 1;1/2
Số điểm: 4;3
40 %;30%
Số câu 1/2+1;1+1
Số điểm: 5;6
50%;60%
Số câu 1/2;1/2 
Số điểm: 1;1
10%;10%
Số câu 3;3
10;10 100%;100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc. (2đ)
Câu 2: Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại? (4đ)
Câu 3: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường. (4đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? (2đ)
Câu 2: Trình bày và nhận xét những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma. (4đ)
Câu 3: Trung Quốc thời Minh - Thanh. (4đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
TT
Hướng dẫn chấm 
Biểu điểm
Câu 1
Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc.
2đ
- Thị tộc là những nhóm người gồm 2-3 thế hệ có cùng huyết thống chung sống với nhau.
- Bộ lạc là tập hợp 1 số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có cùng 1 nguồn gốc tổ tiên xa xôi, có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.
+ Điểm giống: Cùng chung huyết thống; làm chung ăn chung
+ Điểm khác: Bộ lạc là một tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc).
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại?
4 đ
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học
- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy.
- Nông lịch: 1 năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.
- Đã biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời, 1 ngày có 24 giờ.
b. Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, đây là 1 phát minh lớn của loài người.
- Thời gian xuất hiện: khoảng TNK IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
- Nguyên liệu để viết: giấy papirut, đất sét, xương thú, thẻ tre, lụa...
c. Toán học
- Thành tựu: 
+Phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60.
+Các chữ số từ 1à9 và số 0.
+Biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+Tính được diện tích các hình tròn, tam giác; thể tích hình cầu
+Tính được số pi bằng 3,16.
à Đây là những phát minh quan trọng có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh của nhân loại.
d. Kiến trúc
- Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hin-đu ở Ấn Độ...
- Giá trị: đây là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 3
Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường.
4 đ
- Năm 618, Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân lên ngôi vua lập ra nhà Đường (618-907).
a. Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô-dung-điệu. Ruộng đất tư phát triển, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền.
+ Ngoại thương khởi sắc, hình thành “con đường tơ lụa”.
® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với trước.
b. Về chính trị - xã hội:
- Từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương đến địa phương, lập thêm chức Tiết độ sứ đi cai trị vùng biên cương.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử.
- Tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến nhà Đường sụp đổ.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
ĐỀ 2
TT
Hướng dẫn chấm 
Biểu điểm
Câu 1
Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
2đ
- Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Quyền lực của vua: nắm cả pháp quyền lẫn thần quyền.
- Dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu, có chức năng thu thuế, trông coi và xây dung các công trình công cộng và chỉ huy quân đội.
1đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
Trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma?
4 đ
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch 1 năm có 365 ngày+1/4.(tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày).
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,Clúc đầu có 20 chữ →26 chữ hoàn chỉnh như ngày nay.
→ Là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải với nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Đã đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của các khoa học.
- Một số nhà khoa học nổi tiếng: Ta lét, Pi ta go, Ơ clit (toán học); Ác si mét (vật lý);), Hi pô crat (y học), Hê rô đốt, Tu xi đít (sử học), 
c. Văn học
Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch..
 Một số tác phẩm và nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Ilíat và Ôđixê, Xôphốclơ, Et xin
d. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa
Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc.
Kiến trúc:đền Páctênông, đấu trường Cô li dê
Điêu khắc: Người lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần Atêna, tượng thần Dớt, tượng thần vệ nữ Mi lô
à Kết luận:
- Đây là nền văn hóa phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa.
- Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại
1 đ
0.5đ
0.5đ
1 đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Trung Quốc thời Minh - Thanh.
4 đ
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh (1368-1644).
- Năm 1644, khởi nghĩa Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng bị người Mãn chiếm, lập ra nhà Thanh (1644-1911).
a. Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.
- Công thương nghiệp: mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện.
- Ngoại thương :
+ Xuất hiện những trung tâm chính trị, kinh tế lớn (Bắc Kinh, Nam Kinh).
+ Chính sách “đóng cửa” đã hạn chế buôn bán với nước ngoài.
b. Về chính trị:
* Bộ máy nhà nước thời Minh:
- Quan tâm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền:
+ Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quân đội.
+ Lập ra sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công
+ Các Bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh.
* Bộ máy nhà nước thời Thanh
- Củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện:
+ Chính sách áp bức dân tộc.
+ Mua chuộc địa chủ, thu hút người Hán vào bộ máy quan lại
c. Đối ngoại: mở rộng bành trướng ra bên ngoài (Đại Việt) nhưng thất bại.
0.5đ
1 đ
1đ
1đ
0.5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Su 10 (Thuan).doc