PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN TRƯỜNG TH THÀNH LONG Họ và tên GV:..................................... Dạy khối lớp:....................................... Điểm trường:....................................... Thứ.............ngày........tháng 12 năm 2016 BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016- 2017 (Dành cho giáo viên dạy Mĩ thuật) THỜI GIAN: 120 PHÚT ( Không kể thời gian phát đề) Nhận xét của Hiệu trưởng Điểm ............... ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ BÀI LÀM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH (5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm). Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên về học tập của học sinh vào thời điểm nào? A. Giữa học kì I, giữa học kì II B. Cuối học kì I, cuối năm. C. Giữa học kì I, giữa học kì II, cuối học kì I, cuối năm. D. Đánh giá trong quà tình học tập, rèn luyện. Câu 2: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ai là người quan trọng nhất trong việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét về học tập của học sinh? A. Cha mẹ học sinh. B. Giáo viên kết hợp với học sinh. C. Giáo viên. D. Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh. Câu 3: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá định kì về học tập của học sinh vào những thời điểm nào trong năm học? A. Giữa học kì I, giữa học kì II. B. Cuối học kì I, cuối năm học. C. Đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học. D. Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm. Câu 4: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1,2,3,4,5? A. Toán, Tiếng Việt. B. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ. D. Tất cả các môn học ở Tiểu học. Câu 5: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về học tập theo mấy mức, đó là các mức nào? A. 03 mức: Hoàn thành(T), Hoàn thành(H), chưa hoàn thành(C). B. 02 mức: Hoàn thành(H), Chưa hoàn thành(C). C. 03 mức: Tốt(T), Đạt(Đ), Cần cố gắng(C). D. 02 mức: Đạt(Đ), Chưa Đat(C). Câu 6: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất theo mấy mức, đó là các mức nào? A. 02 mức: Hoàn thành(H), Chưa hoàn thành(C). B. 02 mức: Đạt(Đ), Chưa Đat(C). C. 03 mức: Tốt(T), Đạt(Đ), Cần cố gắng(C). D. 03 mức: Hoàn thành(T), Hoàn thành(H), chưa hoàn thành(C). Câu 7: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là gì? A. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học. B. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học. C. Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học. D. Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học. Câu 8: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tiêu chí: “...Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu,công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo...” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học? A. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo. B. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh. C. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo. D. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. Câu 9: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về “Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo” là: A. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh. B. Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội. C. Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp. D. Cả 2 câu b và c. Câu 10: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học, quy định tuổi của học sinh tiểu học là: A. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi. B. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi. C. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi. D. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm). Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Bài làm Câu 2: Đ/c hãy vẽ các bước cơ bản hướng dẫn vẽ trang trí hình vuông ở một tiết Mĩ thuật lớp 4: Bài vẽ: III. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm) Câu1: Đồng chí hãy nêu Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo? Bài làm: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 2: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật ở tiểu học Thành Long, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM HỌC 2016- 2017 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH (5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm). Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng: Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án D C D B A C D B A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm). Câu 1: Mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là: - Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩthuật. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôn mĩthuật, hình thành và củng cốcác kĩnăng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. - Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh. B 4 B 3 B 2 B 1 Câu 2: Có 04 bước cơ bản hướng dẫn vẽ trang trí hình vuông ở một tiết Mĩ thuật lớp 4 gồm: (B1:Vẽ hình vuông và vẽ các đường chéo, đường trục đứng, trục ngang trong ô vuông, B2: Vẽ các phác các mảng họa tiết bằng các nét thẳng, B3: Chọn vẽ họa tiết vào các hình mảng và xóa nét thừa, B4: Vẽ màu họa tiết và màu nền). III. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm) Câu1: Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: - Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. - Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Câu 2: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật ở tiểu học Thành Long, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là: - Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật đã đề ra cho bậc tiểu học, - Thiết kế bài phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. - Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp. - Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. - Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh giá thường xuyên theo quy định đánh giá của Bộ. - Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. - Ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao./. IV. Giáo viên trình bày, chữ viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ Tiểu học, sạch, đẹp: ( 1 điểm) * Lưu ý, ở Câu 2: Đồng chí hãy nêu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách? Giáo viên tùy đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành để liên hệ thực tế đưa ra biện pháp cụ thể. Người chấm cần linh hoạt. * * *
Tài liệu đính kèm: