TRƯỜNG THCS TIẾN DŨNG ĐỂ KHẢO SÁT THÁNG 11 NĂM HỌC 2016-2017 NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức về môn Ngữ văn đã học để làm bài kiểm tra tổng hợp. - Tự đánh giá chính xác hơn kiến thức, kĩ năng của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để học tập bộ môn Ngữ văn đạt kết quả tốt hơn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp. * Kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thức: nhìn nhận, đánh giá đúng về kiến thức, kĩ năng của bản thân. - Kĩ năng tư duy sáng tạo: nhìn nhận và giải quyết vấn đề, tìm ra phương án làm bài đạt kết quả cao nhất. - Kĩ năng quản lí thời gian: Sắp xếp nhiệm vụ, tập trung giải quyết nhiệm vụ đúng thời gian được hạn định. 3. Thái độ: - Ý thức tự giác, tích cực khi làm bài. - Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài kiểm tra. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Đề kiểm tra, đáp án, hướng dẫn chấm. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III/ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA A.Ma trận đề: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1 Văn học Chép thơ Tên văn bản, tên tác giả 1 câu 1 điểm 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu (a) 0,5điểm 1 câu(b) 0,5 điểm Chủ đề 2 Tiếng Việt các biện pháp tu từ 1 câu 1 điểm 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ 1Câu (c) 1 điểm Chủ đề 3 Tập làm văn -Viết đoạn văn nghị luận. - Viết bài văn tự sự 2câu 8điểm 80% Số câu Số điểm Tỉ lệ 2câu 8điểm Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ 1câu (a) 0,5 điểm 5% 1câu (b,c) 1,5điểm 15% 2câu 8 điểm 80% 3 câu 10 điểm 100% B/ NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ 1 Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: Không có kính rồi xe không có đèn a/ Chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b/ Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? c/ Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. Câu 2( 3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hậu quả của tai nạn giao thông ở nước ta hiên nay. Câu 3(5 điểm): Đóng vai người cháu kể lại nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. ĐỀ 2 Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng a/ Chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b/ Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? c/ Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. Câu 2( 3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và vô cùng cao đẹp”. Câu 3(5 điểm): Đóng vai người cháu kể lại nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. C/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Câu Đáp án Điểm 1 HS chép đúng thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật - Điệp từ “ không”( không có) kết hợp với nghệ thuật liệt kê nhấn mạnh những hư hỏng của xe mỗi lúc một tăng. Hình ảnh hoán dụ “ trái tim” chỉ người lính lái xe nhấn mạnh vẻ đẹp của người lính. Đó là trái tim yêu nước, trái tim mang trong mình khát vọng giải phóng miền Nam... 0,5đ 0,5đ 1đ 2 * Về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: + tai nạn giao thông là những sự cố xảy ra ngoài ý muốn của con người khi tham gia giao thông... + TNGT để lại hậu quả nghiêm trọng về người và của: thiệt hại tính mạng, bị thương tật, làm gánh nặng cho gia đình, xã hội... + TNGT để lại những vết thương về tinh thần + Làm kìm hãm sự phát triển của xã hội... + Lời kêu gọi mọi người nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. 3điểm 3 * Về hình thức: Học sinh biết viết bài văn kể chuyện tưởng tượng, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: MB: Giới thiệu nhân vật, tâm trạng nhớ bà và bếp lửa quê nhà. TB: + hồi tưởng lại hình ảnh bếp lửa + Kể lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa: kỉ niệm năm bốn tuổi, tám năm ròng, kỉ niệm về một năm giặc đốt làng... +Bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa. KB: nỗi nhớ của cháu khi đã trưởng thành, đi xa 0,5đ 4đ 0,5 đ ĐỀ 1 Câu Đáp án Điểm 1 HS chép đúng thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật - Điệp từ “ không”( không có) kết hợp với nghệ thuật liệt kê nhấn mạnh những hư hỏng của xe mỗi lúc một tăng. Hình ảnh hoán dụ “ trái tim” chỉ người lính lái xe nhấn mạnh vẻ đẹp của người lính. Đó là trái tim yêu nước, trái tim mang trong mình khát vọng giải phóng miền Nam... 0,5đ 0,5đ 1đ 2 * Về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: + tai nạn giao thông là những sự cố xảy ra ngoài ý muốn của con người khi tham gia giao thông... + TNGT để lại hậu quả nghiêm trọng về người và của: thiệt hại tính mạng, bị thương tật, làm gánh nặng cho gia đình, xã hội... + TNGT để lại những vết thương về tinh thần + Làm kìm hãm sự phát triển của xã hội... + Lời kêu gọi mọi người nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. 3điểm 3 * Về hình thức: Học sinh biết viết bài văn kể chuyện tưởng tượng, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: MB: Giới thiệu nhân vật, tâm trạng nhớ bà và bếp lửa quê nhà. TB: + hồi tưởng lại hình ảnh bếp lửa + Kể lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa: kỉ niệm năm bốn tuổi, tám năm ròng, kỉ niệm về một năm giặc đốt làng... +Bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa. KB: nỗi nhớ của cháu khi đã trưởng thành, đi xa 0,5đ 4đ 0,5 đ ĐỀ Câu Đáp án Điểm 1 HS chép đúng thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy - Điệp từ “ hồi”, “ với” kết hợp với nghệ thuật liệt kê : “ đồng, sông, bể, rừng” nhấn mạnh sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, đất nước, với vầng trăng. 0,5đ 0,5đ 1đ 2 * Về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: + Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con mà ở đây là ình mẹ yêu con... + Tình mẫu tử là thiêng liêng bởi đó là tình cảm tự nhiên, sẵn có, không hề toan tính. + Mẹ sinh con, nuôi dạy con khôn lớn trưởng thành, dõi theo con đến suốt cuộc đời... + Mẹ là bến đỗ, là điểm tựa cho cuộc đời mỗi người... + Hãy biết trân trọng, hiếu thảo với mẹ 3điểm 3 * Về hình thức: Học sinh biết viết bài văn kể chuyện tưởng tượng, có bố cục rõ ràng, hệ thống ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... *Về nội dung, bài viết đảm bảo các ý sau: MB: Giới thiệu nhân vật, tâm trạng nhớ bà và bếp lửa quê nhà. TB: + hồi tưởng lại hình ảnh bếp lửa + Kể lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa: kỉ niệm năm bốn tuổi, tám năm ròng, kỉ niệm về một năm giặc đốt làng... +Bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa. KB: nỗi nhớ của cháu khi đã trưởng thành, đi xa 0,5đ 4đ 0,5 đ
Tài liệu đính kèm: