PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU KHẢO SÁT NĂNG KHIẾU HỌC SINH LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đề thi môn: Hóa học Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). Viết PTHH thực hiện chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (8) (7) (9) (10) KMnO4 H2O NaOH KClO3 O2 SO2 H2SO3 H2O Fe3O4 Fe H2 Câu 2 (2,0 điểm). 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau: a. Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit HCl. b. Cho mẫu Natri vào cốc đựng nước, sau đó nhúng vào dung dịch thu được một mẩu giấy qùy tím. c. Cho luồng khí hidđro dư đi qua ống thủy tinh chứa bột Đồng (II) oxit nung nóng. d. Đốt P trong lọ đựng khí oxi có sẵn một ít nước cất. Sau đó đậy nút lại rồi lắc đều. Nhúng mẩu quỳ tím vào dung dịch thu được trong lọ. 2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: Không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic, khí nitơ. Câu 3 (1,0 điểm). Kim loại R tạo ra hai muối RCln và RClm. Biết muối clorua ở mức hóa trị thấp Clo chiếm 55,91% về khối lượng, muối clorua ở mức hóa trị cao Clo chiếm 65.539% về khối lượng. Xác định kim loại R. Câu 4 (3,0 điểm). 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 5,4 gam nhôm và 16,8 gam sắt trong dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V(l) khí ở đktc. Toàn bộ sản phẩm khí cho vào bình chứa 5,6 lít Oxi ở đktc rồi thực hiện phản ứng nổ thu được m gam nước. Tính V(l) ở đktc. Tính khối lượng HCl phản ứng và khối lượng mỗi muối thu được. Tính khối lượng nước thu được. 2. Hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3 và Al2O3. Để khử hết 200 gam hỗ hợp A cần dùng hết V(l) khí Hiđro ở đktc, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B có khối lượng là 156 gam (Biết tỉ lệ số mol giữa CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp A là 1:1,5). Tính V(l) ở đktc. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Nếu 1/5 lượng khí H2 dùng ở trên phản ứng với 36 gam FeO thu được 29,6 gam chất rắn. Tính hiệu xuất phản ứng. Câu 5 (2,0 điểm). Dẫn 17,92 lít khí hiđrô (đktc) đi qua ống đựng m(g) một oxit sắt nung nóng. Sau phản ứng thu được 2,4.1023 phân tử nước và hỗn hợp X gồm 2 chất rắn nặng 28,4 (g) a. Tìm m. b. Tìm công thức phân tử của oxit sắt biết trong X sắt chiếm 59,155% về khối lượng. c. Tính hiệu suất của phản ứng trên. ------ Hết ------ Họ và tên thí sinh: ...................................................................... SBD: ............................................
Tài liệu đính kèm: