Đề khảo sát lần 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 4567

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lần 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 4567", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát lần 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 4567
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT A
ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1
Môn: Giáo dục công dân 12
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 4567
Họ, tên học sinh:.....................................................................Lớp: .............................
Câu 1: Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
A. tương đối chính xác, một nghĩa.	B. chính xác, một nghĩa.
C. chính xác, đa nghĩa.	D. tương đối chính xác, đa nghĩa.
Câu 2: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 3: . Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.
C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Câu 4: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
A. như nhau.	B. bằng nhau.	C. hẹp hơn.	D. rộng hơn.
Câu 5: Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.	B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.	D. Tính quy định, ràng buộc chung.
Câu 6: Bạn Mai thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật bảo vệ môi trường đều quy định:" Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức...". Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn Mai?
A. Tính quy phạm phổ biến.	B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.	D. Tính bắt buộc chung.
Câu 7: Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 8: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm
A. kỉ luật lao động.	B. quy tắc quản lí Nhà nước.
C. kỉ luật của tổ chức.	D. quy tắc quản lí hành chính.
Câu 9: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân.
B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân.
C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân.
D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân.
Câu 10: Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 11: Cảnh sát giao thông xử phạt người chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12: Anh An đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường, làm họ bị trấn thương, tổn hại sức khỏe là 45% và xe máy bị hư hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh An phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào?
A. Hình sự và hành chính.	B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và hành chính.	D. Kỉ luật và dân sự.
Câu 13: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm như nhau.	B. phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.	D. bị truy tố và xét xử trước Tòa.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự còn các bạn nữ thì không.
B. Các gia đình có công với cách mạng được Nhà nước trợ cấp hàng tháng còn gia đình bình thường thì không được.
C. Bạn Mai trúng tuyển vào Đại học vì được cộng điểm ưu tiên.
D. An và Mai đều đủ điểm xét vào công ty B như nhau nhưng An được nhận vào làm vì có chú làm ở công ty này.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động là biểu hiện nào dưới đây giữa người lao động và người sử dụng lao động?
A. Sự cam kết.	B. Sự giao kèo.	C. Sự hợp tác.	D. Sự thỏa thuận.
Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ
A. pháp luật.	B. thừa kế.	C. sở hữu.	D. tài sản.
Câu 17: Chị An theo đạo Thiên chúa. Tuy nhiên sau khi kết hôn chồng chị - anh An yêu cầu chị phải bỏ đạo Thiên chúa theo đạo Phật. Anh An đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nội dung nào dưới đây?
A. Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhau.
B. Bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật.
C. Tự do thờ cúng tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Hoạt động tôn giáo.
Câu 18: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng
A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.
B. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
C. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
D. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc.
D. Ưu tiên nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.
Câu 20: Có ý kiến cho rằng, hợp đồng lao động là của người sử dụng lao động soạn thảo theo mục đích của họ nhằm ràng buộc người lao động. Vì thế không cần thiết phải kí hợp đồng lao động. Em đánh giá như thế nào về ý kiến trên?
A. Hợp đồng lao động là sự bình đẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và được thể hiện bằng quy định của doanh nghiệp.	B. Hợp đồng lao động là sự bình đẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và được thể hiện bằng sự thỏa thuận.
C. Hợp đồng lao động là sự bình đẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và được thể hiện bằng pháp luật.	D. Hợp đồng lao động là sự bình đẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và được thể hiện bằng quy định của Nhà nước.
Câu 21: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. kinh tế.	B. chính trị.	C. văn hóa.	D. xã hội.
Câu 22: Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc
A. bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau.
B. luôn kì thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
C. có trình độ phát triển kinh tế và xã hội chênh lệch nhau.
D. hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.
Câu 23: Việc làm nào sau đây phù hợp với quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
A. Có ý thức tôn trọng phong tục, tập quán của các dân tộc.
B. Không nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện khó khăn.
C. Chê bai phong tục, tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số.
D. Không đoàn kết, giúp đỡ các dân tộc thiểu số.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
B. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cơ sở tôn giáo hợp pháp được nhà nước bảo hộ.
D. Công dân theo tôn giáo khác nhau không được kết hôn với nhau.
Câu 25: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.	B. Không ai bị khởi tố nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. Không ai bị truy tố nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.	D. Không ai bị xét xử nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 26: Việc làm nào sau đây không thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Tổ dân phố họp bàn về công tác giữ gì trật tự an ninh ở địa phương.
B. Góp ý kiến vào dự thảo pháp luật và Hiến pháp.
C. Học sinh thảo luận các biện pháp để xây dựng trường, lớp vững mạnh.
D. Gửi đơn kiện lên tòa án đòi quyền thừa kế.
Câu 27: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người đó?
A. Công an.	B. Những người có thẩm quyền.
C. Bất kì người nào.	D. Những người mà pháp luật cho phép.
Câu 28: Pháp luật quy định trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo cho cơ quan nào để xét phê chuẩn?
A. Ủy ban nhân dân cùng cấp.	B. Tòa án nhân dân cùng cấp.
C. Các tổ chức chính trị.	D. Viện kiểm sát cùng cấp.
Câu 29: Nam và Sơn là 2 học sinh lớp 10 ngồi cạnh nhau. Một hôm Sơn bị mất một cái máy tính vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đỗ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đánh Sơn chảy máu mũi. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm nhìn thấy và mời 2 bạn lên phòng hội đồng kỉ luật.Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoe, danh dự và nhân phẩm?
A. Sơn và Nam.	B. Sơn và cô giáo chủ nhiệm.
C. Nam và cô giáo chủ nhiệm.	D. Sơn, Nam và cô giáo chủ nhiệm.
Câu 30: Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
B. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm.
C. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi nghi ngờ người đó thực hiện tội phạm.
D. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm.
Câu 31: Công an bắt người vì nghi là lấy trộm xe máy. Hành vi này của công an đã vi phạm quyền
A. được bảo đảm tài sản của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được bảo hộ về tài sản riêng.
Câu 32: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an khám nhà dân vì có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có chứa tang vật liên quan đến vụ án.
B. Công an khám nhà dân khi không có chủ ở nhà.
C. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang truy nã lẩn trốn ở đó.
D. Công an khám nhà ông An vì phát hiện trong nhà ông An tàng trữ ma túy.
Câu 33: Trong một buổi họp lớp, bạn lớp trưởng đề nghị mọi người thảoluận, đóng góp nhiều ý kiến để xây dựng trường, lớp mình. A muốn phát biểu lắm nhưng rồi ngại vì không biết mình có nên góp ý kiến với cô chủ nhiệm không? Nếu là bạn cùng lớp với A em sẽ nói với bạn điều gì?
A. Nên im lặng vì góp ý sợ sẽ gây mâu thuẫn trong lớp.
B. Nên góp ý đối với những giáo viên hay cho điểm thấp.
C. Nên góp những ý kiến hay để xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
D. Chỉ góp ý nếu cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm yêu cầu.
Câu 34: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị.	B. kinh tế.	C. văn hóa.	D. xã hội.
Câu 35: Ở phạm vi cơ sở , dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do.
D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.
Câu 36: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là
A. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.
B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.
C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.
D. mọi công dân có quyền quyết định các công việc chung của đất nước.
Câu 37: Gia đình ông A kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở gần nhà chị B. Nhiều lần chị B phát hiện gia đình ông A đã nhập nhiều loại thuốc nằm trong danh mực cấm sử dụng vì lí do độc hại. Để phát giác hành vi của gia đình ông A, chị B nên chọn cách nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Viết đơn tố cáo gia đình ông A kinh doanh trái phép nhưng không ghi tên mình.
B. Trực tiếp trình báo với chính quyền địa phương và yêu cầu giữ bí mật tên.
C. Nhờ người khác viết đơn tố cáo hộ và không ghi tên người tố cáo.
D. Viết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật và yêu cầu được giữ bí mật về tên người tố cáo.
Câu 38: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
A. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 39: Anh An là nhân viên kế toán của trường B. Do mâu thuẫn cá nhân với ông C - Hiệu trưởng trường B nên anh An đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông C về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định nào dưới đây là đúng về hành vi của anh An?
A. Anh An đã thực hiện quyền tố cáo của công dân.
B. Anh An đã vi phạm quyền tố cáo của công dân.
C. Anh An đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân.
D. Anh An đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân.
Câu 40: Trường hợp nào sau đây phải sử dụng quyền khiếu nại?
A. Phát hiện hành vi nhận hối lộ của Giám đốc.
B. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm pháp luật mà không đưa hóa đơn.
C. Hiện tượng đánh bạc ở địa phương.
D. Anh A bị thôi việc không rõ lí do.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_cong_dan_12_lan_1.doc