Đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học lớp: 8

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1771Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học lớp: 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học lớp: 8
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: HÓA HỌC LỚP: 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
 Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
Al + NaOH + H2O NaAlO2 + H2
CO2 + H2O (C6H10O5)n + O2
Câu 2: (1,0 điểm)
 a) Cho 5 nguyên tử ; ; ; ; .
 Tìm hai nguyên tử có cùng số nơtron.
 b) Tính ra gam khối lượng thực của nguyên tử O.
Câu 3: (1,0 điểm)
Trong sản xuất nông nghiệp cần nhiều phân đạm, phân đạm được điều chế từ nitơ của không khí. Trong không khí có hai thành phần là nitơ (N2) và oxi (O2). Nitơ lỏng sôi ở -1960C, còn oxi lỏng sôi ở -1830C. Làm thế nào tách được nitơ ra khỏi không khí?
Câu 4: (1,0 điểm)
Tìm nguyên tố M và nguyên tố Y biết:
Một nguyên tử M kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành hợp chất với hiđro. Trong phân tử, khối lượng H chiếm 17,65%..
 Hai nguyên tử Y kết hợp với 3 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử oxit, oxi chiếm 30% về khối lượng. 
Câu 5: (1,5 điểm)
Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3: 8.
Xác định công thức phân tử của hợp chất khí.
 b) Chất khí trên là một trong những chất khí chủ yếu làm Trái Đất nóng dần lên (hiệu ứng nhà kính). Em hãy giải thích?
Câu 6: (1,5 điểm)
a) Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).
 Thí nghiệm thứ nhất: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
 Thí nghiệm thứ hai: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
 Thí nghiệm thứ ba: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong. Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích? 
Câu 7: (1,0 điểm)
Người ta dùng quặng bôxit để sản xuất nhôm theo sơ đồ phản ứng sau:
 Al2O3 Al + O2 
Có thể điều chế bao nhiêu kg nhôm từ một tấn quặng bôxit có chứa 95% nhôm oxit, biết hiệu suất phản ứng là 98%?
Câu 8: (1,0 điểm)
Nung hỗn hợp gồm 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 66g CO2. Tính khối lượng hỗn hợp 2 muối ban đầu?
 (Biết O = 16; Al = 27; Ca = 40; Mg = 24; C = 12)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG
 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: HÓA HỌC LỚP: 8
Câu
Nội dung
Thang điểm
Câu 1
2,0 điểm
 1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
 2) Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2.
 4) 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
1,0 điểm
a. 2 nguyên tử B và D có cùng số nơtron vì: 
 14 – 6 = 16 – 8 = 8
b. 1 đvC = khối lượng nguyên tử C = 0,16605.10-23(g)
Nguyên tử khối của O = 16 đvC
Khối lượng thực của O = 16 x 0,16605.10-23 = 2,6568.10-23(g)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
1,0 điểm
 Hóa lỏng không khí, hạ nhiệt độ không khí xuống dưới -1960C, sau đó nâng nhiệt độ lên, nitơ sẽ sôi và bay hơi trước, ta thu được nitơ. Oxi sôi và bay hơi sau.
 1,0
Câu 4
1,0 điểm
Ta thấy:
 17,65% ứng với 3 đvC
 82,35% ứng với y đvC
 Nguyên tử khối của M 14 đvC. Vậy M là nitơ (N)
Ta thấy:
 30% ứng với (3 x 16) = 48 đvC
 70% ứng với a đvC. 
Khối lượng của 2Y = 112 đvC 
 Nguyên tử khối của Y = . Vậy Y là sắt (Fe)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
1,5điểm
 a. Số nguyên tử C : Số nguyên tử O = . Phân tử X có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O. Vậy công thức phân tử của hợp chất khí là CO2.
 b. Hiệu ứng gây nóng dần lên là do sự hấp thụ tia hồng ngoại và bức xạ ngược trở lại bề mặt Trái Đất của các khí nhà kính (trong đó có CO2) được gọi là hiệu ứng nhà kính.
 Sự gia tăng hàm lượng của một số khí trong khí quyển, đặc biệt là khí CO2, dẫn đến khuynh hướng nóng dần lên của Trái Đất. Năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất dưới dạng các bức xạ điện từ, bao gồm ánh sáng thường, các vi sóng, các tia X, hồng ngoại và tử ngoại. Khoảng phân nửa lượng bức xạ này được ngăn chặn do tương tác với các khí và hạt trong thượng tầng khí quyển. Phân nửa còn lại được Trái Đất hấp thụ và bức xạ ngược trở lại một phần, chủ yếu là các bức xạ trong vùng hồng ngoại (nóng) giúp duy trì nhiệt độ của Trái Đất.
 Một lượng đáng kể bức xạ hồng ngoại này lại được tái hấp thụ bởi các khí như CO2 (gọi là khí nhà kính) rồi dội trở lại Trái Đất, thay vì thoát vào không gian, nên khí quyển Trái Đất càng nóng dần. Khí nhà kính chủ yếu là CO2, ngoài ra còn phải kể đến hơi nước, metan, nitơ (I) oxit, các chất CFC (Cloroflocacbon). 
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 6
1,5 điểm
 a. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào sự xuất hiện những chất mới sinh ra, ta có thể dự đoán đó là hiện tượng hóa học. Hiện tượng chứng tỏ có chất mới xuất hiện là: sự biến đổi màu sắc, sự xuất hiện những chất có trạng thái vật lí khác ban đầu( như có chất rắn kết tủa, hoặc chất khí bay hơi.)
b. Thí nghiệm thứ nhất: Biến đổi vật lí vì không tạo chất mới.
Thí nghiệm thứ hai: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic)
Thí nghiệm thứ ba: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic làm đục nước vôi trong)
0,5
0,3
0,3
0,4
Câu 7
1,0 điểm
Lượng Al2O3 trong một tấn quặng: 
Phương trình phản ứng điều chế nhôm từ nhôm oxit:
 2Al2O3 4Al + 3O2 
 Cứ 2 x 102 kg Al2O3 điều chế được 4 x 27 kg Al
 Vậy 950 kg Al2O3 điều chế được m kg Al
Lượng nhôm thu được từ 950 kg nhôm oxit là: m = 
Lượng nhôm thực tế thu được: 
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
1,0 điểm
Phương trình phản ứng: CaCO3 CaO + CO2
 MgCO3 MgO + CO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng của hỗn hợp 2 muối ban đầu = 76 + 66 = 142 (g)
0,25
0,25
0,25
0,25
Ghi chú: Học sinh có thể làm theo các cách khac nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docks HSG HOA 8-Vĩnh Tuong1314.doc