Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 29/02/2024 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)
Phòng Giáo dục và đào tạo Đề khảo sát học sinh giỏi 
 Thành phố Thái Bình năm học 2013- 2014 
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: (8 điểm)
 	Cha ông ta có câu:
	 “Lời chào cao hơn mâm cỗ.”
	Bằng một văn bản nghị luận ngắn (khoảng ba trăm từ) hãy trình bày suy nghĩ của em.
Câu 2: (12 điểm)
 Lòng yêu nước là một nội dung có sức sống mãnh liệt trong dòng chảy văn học Việt Nam. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn lịch sử và từng hoàn cảnh cụ thể, mỗi sáng tác ấy lại đem đến một tiếng nói riêng, một vẻ đẹp riêng.
 Hãy trình bày những cảm nhận của em về vấn đề nêu trên từ văn bản: “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi ,“ Khi con tu hú” của Tố Hữu.	
Phòng Giáo dục và đào tạo Hướng dẫn chấm Ngữ văn 8
 Thành phố Thái Bình Khảo sát HSG năm học 2013- 2014	
Câu 1: (8 điểm)
I.Yêu cầu: 1. Nội dung	
a. Giải thích ý nghĩa của câu châm ngôn:
- Lời chào: Hành động giao tiếp bình thường bằng lời nói khi gặp nhau của con người với con người trong gia đình, xã hội... 
- Mâm cỗ: Những vật chất cao sang (trong xã hội cũ chỉ xuất hiện vào những dịp lễ tết, những sự việc trọng đại )...
- Đặt trong quan hệ so sánh: “cao hơn”, cha ông ta muốn khẳng định sự quan trọng của lời chào, nói rộng ra là cách cư xử; sự thân thiện, cởi mở, tôn trọng nhau, sự lễ phép trong giao tiếp trong quan hệ giữa con người với con người... 
b. Khẳng định: 
- Lời chào là hành động đơn giản, bình dị ai cũng có thể làm được (từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành) qua đó con người cảm nhận được sự cởi mở, thân thiện, tôn trọng mà người khác dành cho mình; từ đó gắn kết con người với nhau(dẫn chứng).
 - Lời chào – một việc làm bình thường, nhỏ bé nhưng lại mang đến một hiệu quả lớn: tạo được mối thiện cảm, sự yêu quí của mọi người (lấy dẫn chứng trong cuộc sống)... 
- Lời chào biểu hiện con người có văn hoá, là nét đẹp văn hoá trong giao tiếp, ứng xử của cộng đồng (dẫn chứng)
c. Mở rộng: 
- Phê phán một số biểu hiện trong cuộc sống: không thấy được ý nghĩa quan trọng của “lời chào’’, tỏ sự lạnh lùng, thờ ơ, quan cách ... không tạo được mối thiện cảm... 
- Cần tạo được thói quen chào hỏi với mọi người xung quanh, tỏ sự cởi mở, lễ phép với mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc...(ra đường, đến nơi công cộng, đến trường, về nhà... ), tạo nên nét đẹp văn hoá giao tiếp trong cộng đồng... 
 - Liên hệ với mỗi học sinh: (khi đến trường, về nhà...) biết chào hỏi, biết bày tỏ thái độ cởi mở, thân thiện với bạn bè thầy cô, người thân, những người quen, người mới gặp... 
 2. Phương pháp, kỹ năng:
 Làm đúng kỹ năng bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Bài có bố cục rõ, mạch lạc lô gíc về ý, lập luận thuyết phục, ngôn ngữ lời văn trong sáng. 
II. Cách cho điểm:
- 7-8 điểm: Đảm bảo tốt các yêu cầu. Có thể còn một số lỗi nhỏ.
- 5-6 điểm: Đảm bảo khá tốt các yêu cầu của bài (khoảng 70-80%).
- 4- 5 điểm: Đảm bảo được các yêu cầu cơ bản (khoảng 50-60%).
- 2-3 điểm: Đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản ( khoảng 30-40%). 
- 0,5- 1 điểm: Hiểu nội dung nhưng còn sơ sài, phương pháp còn lúng túng.
- 0 điểm: không viết được gì hoặc viết vài dòng không liên quan đến vấn đề.
Câu 2: (12 điểm)
I. Yêu cầu: 1, Nội dung
 Học sinh có thể làm theo nhiều cách, tuy nhiên cần làm rõ các ý cơ bản sau: 
 a. Hiểu ý nghĩa của nhận định:	
 - Yêu nước là tình cảm với tổ quốc nơi sinh ra, lớn lên. Đây một nội dung lớn, xuất hiện trong văn học ở mọi thời đại... 
 - Tiếng nói riêng, vẻ đẹp riêng của thơ văn yêu nước: Cùng diễn đạt nội dung yêu 
nước nhưng mỗi tác phẩm sáng tác trong mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi hoàn cảnh lại có cách biểu hiện khác nhau (mang dấu ấn về thời đại, con người). Điều đó được phản ánh trong các biểu hiện của lòng yêu nước và hình thức nghệ thuật của văn bản...
 b.Làm rõ “tiếng nói riêng, vẻ đẹp riêng”của văn thơ trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh:
*Dấu ấn thời đại và hoàn cánh sáng tác của mỗi văn bản: 
 +“Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi):
 - Sáng tác vào thế kỷ XV, sau khi đất nước sạch bóng quân thù.
 - Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình Ngô Đại cáo” để công bố nền thái bình, độc lập với nhân dân Đại Việt...
 +“Khi con tu hú” của Tố Hữu:
 - Sáng tác vào đầu thế kỷ XX(1939) khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ... 
 - Người thanh niên Tố Hữu vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng, đang say mê với con đường cứu nước thì bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ...
*Tiếng nói riêng, vẻ đẹp riêng của lòng yêu nước: 
+ “Nước Đại Việt ta”:
 - Các biểu hiện của lòng yêu nước (nội dung): Tự hào về lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, chủ quyền, lịch sử hào hùng của dân tộc.... (dẫn chứng và phân tích).
 - Vẻ đẹp của nghệ thuật: Thể cáo cổ điển với lập luận sắc bén, chúng cứ hùng hồn, âm hưởng hào sảng ...
 + “Khi con tu hú” của Tố Hữu:
 - Các biểu hiện của lòng yêu nước (nội dung):
 .Lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống... (lấy dẫn chứng, phân tích)
 .Khát vọng tự do, sự nôn nóng được trở về với cách mạng ...(dẫn chứng, phân tích)
 - Vẻ đẹp của nghệ thuật: Thể thơ lục bát giản dị, hình ảnh sống động, màu sắc tươi sáng, cảm xúc thiết tha...
c. Khái quát nâng cao: 
 - Lòng yêu nước một nội dung không mới nhưng ở mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh cụ thể lại mang đến những dấu ấn, những vẻ đẹp riêng, phản ánh tâm hồn tài năng người viết, của người dân đất Việt... 
 - “Tiếng nói riêng, vẻ đẹp riêng” của mỗi sáng tác mang đến sự phong phú, giá trị to lớn, sức sống lâu bền đối với nền văn học Việt Nam, với con người với dân tộc Việt Nam...
 2, Phương pháp, kỹ năng 	 
 Làm đúng kỹ năng bài nghị luận văn học. Nắm vững kiến thức, cảm, hiểu tốt văn bản. Lập luận vấn đề thuyết phục (biết lập ý, đưa và phân tích dẫn chứng làm rõ luận điểm). Bố cục đủ, rõ, mạch lạc, chữ viết, trình bày sạch, đẹp; dùng từ đặt câu chính xác, hành văn trong sáng phù hợp với văn phong nghị luận. 
II. Cách cho điểm:
- 11-12 điểm : Đảm bảo rất tốt các yêu cầu. Có thể còn một số lỗi nhỏ.
- 9-10 điểm: Đảm bảo khá tốt các yêu cầu của bài (khoảng 70- 80%).
- 6 – 8 điểm: Đảm bảo được các yêu cầu cơ bản (khoảng 50 -60%).
- 3- 5 điểm: Đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản ( khoảng 30- 40%); hoặc có đoạn viết ngoài yêu cầu, hoặc nhiều đoạn sa vào kể lể...
- 1- 2 điểm: Đảm bảo được một số yêu cầu nội dung nhưng còn sơ sài, phương pháp còn lúng túng; bài thiên về kể lể, liệt kê dẫn chứng, không rõ ý...
- 0 điểm: Không viết được gì hoặc viết những điều không liên quan .
 Chú ý: Trên đây là các mốc điểm tiêu biểu. Người viết căn cứ vào bài viết cụ thể để áp dụng cho điểm. Cần khuyến khích những sáng tạo trong bài viết của học sinh. Điểm toàn bài không làm tròn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2013_301.doc