Đề khảo sát giữa học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát giữa học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II
Năm học 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (5,0 điểm ): Đọc đoạn văn sau :
 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn đó?
 Câu 3: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ?
 Câu 4 : Giải thích thế nào là “thắng địa” ?
Câu 5: Câu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? 
 Câu 6 : Viết đoạn văn (5 – 7 câu ) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời”
Phần II (5 điểm): Cho câu thơ:
	Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
 Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ?
 Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào ? Của ai ? Nội dung chính của đoạn thơ đó là gì ?
 Câu 3: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán.
Hết 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Ngữ văn 8 
Phần I : ( 5,0 điểm )
Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chiếu dời đô”(Thiên đô chiếu)(0,25đ)
 Tác giả:Lí Công Uẩn. (0,25đ)
Câu 2: Văn bản trên thuộc thể chiếu. (0,5đ)
Chiếu là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.(0,5đ)
Câu 3 : Nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. (0,5 điểm )
Câu 4 : Học sinh giải thích được:
 	Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. (0,5 điểm )
Câu 5: Câu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu trần thuật.(0,25đ)
Thực hiện hành động trình bày.(0,25đ)
Câu 6 : (2đ)
a. Hình thức ( 0,5 điểm ) :
 Học sinh viết đúng đoạn văn, có từ ( 5 – 7 câu )
Diễn đạt trôi chảy không mắc quá 2 lỗi chính tả.
b.Nội dung ( 1,5 điểm ) Cần nêu rõ:
+ Về lịch sử : Vốn là kinh đô cũ của Cao Vương.
+ Về địa lí : Trung tâm trời đất có núi sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.
+ Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu .
 Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.
Phần II
Câu 1 : Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ ( 0,5 điểm )
	Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Câu 2.
 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.(0,5đ)
Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một buổi sáng đẹp trời.(0,5)
Câu 3(3,5đ)
 a. Hình thức ( 1 điểm ) 
*Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu ( 12 – 15 câu ) (0,5 điểm )
*Có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân các câu đó (0,5 điểm)
b .Về nội dung cần trình bày được các ý sau (2,5 điểm) 
Đoàn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng mai hồng.
 Những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo ra khơi. 
 Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh “hăng, phăng, vượt” cho ta thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi. 
 Hình ảnh so sánh chính xác, giàu ý nghĩa: “ cánh buồm - mảnh hồn làng” làm cho hình ảnh cánh buồm trở lên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. 
Cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn. 
Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_khao_sat_giua_ki_II_nam_hoc_20162017.docx