Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đồng Đậu

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đồng Đậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đồng Đậu
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (Đề gồm 40 câu)
Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Thí sinh không sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al = 27; S=32; Cl =35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
Câu 1: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0. B. 20,0.	C. 10,0.	D. 25,0.
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: Alanin X Y.
	(X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là
A. H2N-CH(CH3)-COONa.	B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.
C. ClH3N-CH(CH3)-COONa.	D. ClH3N-(CH2)2-COOH.
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3-COO-CH=CH2.	B. CH3-COO-C6H5.
C. CH2=CH-COO-CH3.	D. CH3-COO-C2H5.
Câu 4: Amin nào sau đây là amin bậc hai?
A. phenylamin.	B. propan-2-amin.	C. propan-1-amin.	D. đimetylamin.
Câu 5: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3.	B. 1 : 2.	C. 2 : 3.	D. 2 : 9.
Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất
A. Fe(NO3)3, AgNO3.	B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3.	D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
Câu 7: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng vào nước	B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất	D. Ngâm chúng trong dầu hoả
Câu 8: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(acrilonitrin).	B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(etylen terephtalat).	D. poli(hexametylen ađipamit).
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etylaxetat trong 130 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,48.	B. 9,8.	C. 9,4.	D. 16,08.
Câu 10: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.	B. tơ tằm và bông.
C. tơ visco và tơ axetat.	D. tơ nilon-6,6 và bông.
Câu 11: Thủy phân 100 gam tinh bột trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 108 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng thủy phân tinh bột là
A. 83%	B. 81%.	C. 82%.	D. 80%.
Câu 12: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin (Gly-Ala). Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 13: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 200 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là
A. 0,625.	B. 0,0625.	C. 0,5.	D. 0,05.
Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Glyxin.	B. Anilin.	C. Metylamin.	D. Alanin.
Câu 15: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–CH(CH3)–COOH.	B. H2N–(CH2)2–COOH.
C. H2N–(CH2)3–COOH.	D. H2N–CH2–COOH.
Câu 16: Thực hiện phản ứng tráng gương bằng 1,8 gam glucozơ, khối lượng Ag thu được là
A. 1,08.	B. 2,16.	C. 4,32.	D. 3,88.
Câu 17: Y là một polisaccarit có trong tinh bột và có cấu trúc mạch không phân nhánh. Tên gọi của Y là
A. amilopectin.	B. glucozơ.	C. saccarozơ.	D. amilozơ.
Câu 18: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO nung nóng. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg, Fe.	B. Fe, Cu, Al2O3, MgO.
C. FeO, Cu, Al2O3, Mg.	D. Fe, Cu, Al, MgO.
Câu 19: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Fe.	B. Na.	C. Mg.	D. Al.
Câu 20: Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được a mol glixerol và
A. a mol natri oleat.	B. a mol axit oleic.	C. 3a mol natri oleat.	D. 3a mol axit oleic.
Câu 21: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ?
A. Al	B. Mg.	C. Na.	D. Cu.
Câu 22: Cho 8,9 gam alanin tác dụng với HCl dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,55.	B. 125,5.	C. 12,45.	D. 15,25.
Câu 23: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
A. Etylamin, anilin, amoniac.	B. Anilin, amoniac, metylamin.
C. Anilin, metylamin, amoniac.	D. Amoniac, etylamin, anilin.
Câu 24: Loại đường có nhiều trong quả nho chín là
A. fructozơ.	B. saccarozơ.	C. xenlulozơ.	D. glucozơ.
Câu 25: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W.	B. Cr.	C. Hg.	D. Pb.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,05.	B. 0,10.	C. 0,15	D. 0,25.
Câu 27: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+.	B. Ag+.	C. Ca2+	D. Zn2+.
Câu 28: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2.	B. 2Fe+ 3Cl2 2FeCl3
C. 2Cu + O2 2CuO.	D. 2Fe + 3H2SO4 (l) → Fe2(SO4)3 + H2.
Câu 29: Trong công nghiệp, ancol etylic được sản xuất bằng cách lên men glucozơ. Tính khối lượng glucozơ cần có để thu được 23 lít ancol etylic nguyên chất. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml?
A. 45 kg.	B. 29 kg.	C. 36 kg.	D. 72 kg.
Câu 30: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 240	B. 160	C. 320	D. 480
Câu 31: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là
A. 3,940.	B. 2,364.	C. 1,970.	D. 1,182.
Câu 32: Điện phâm dung dịch CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 3,4 A trong 2h30 phút. Dung dịch sau điện phân vẫn còn màu xanh lam. Khối lượng kim loại đồng thoát ra ở điện ca tôt là
A. 6,40 gam.	B. 3,24 gam.	C. 10,15 gam.	D. 20,29 gam.
Câu 33: Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,17.	B. 2,34.	C. 1,56.	D. 0,78.
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản  ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A. 890.	B. 884.	C. 888.	D. 886.
Câu 35: Nhúng thanh kẽm vào cốc thủy tinh chứa dung dịch HCl, sau đó nhỏ vào cốc vài giọt dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là
A. ban đầu có bọt khí bay lên sau đó kết tủa trắng xuất hiện.
B. ban đầu có bọt khí bay lên sau đó kết tủa xanh lam xuất hiện.
C. ban đầu có bọt khí thoát ra nhanh sau đó chậm dần.
D. ban đầu có bọt khí thoát ra chậm sau đó nhanh hơn.
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 102,4.	B. 97,0.	C. 92,5.	D. 107,8.
Câu 37: Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
A. 84,5 gam.	B. 80,9 gam.	C. 88,5 gam.	D. 92,1 gam.
Câu 38: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là
A. 8,8.	B. 6,6.	C. 13,2.	D. 11,0.
Câu 39: Hóa hơi hoàn toàn 23,6 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 6,4 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11,8 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 13,6 gam một muối hữu cơ và m gam một ancol. Giá trị của m là
A. 6,2.	B. 6,4.	C. 9,2.	D. 12,4.
Câu 40: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 262,5 gam dung dịch HNO3 12%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 896 ml khí N2O duy nhất (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được (5m + 6,4) gam muối khan. Kim loại M là
A. Al	B. Mg	C. Zn	D. Fe
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_hoa_hoc_ma_de.doc
  • xlsxDAP AN.xlsx