Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Mã đề 725 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Mã đề 725 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Mã đề 725 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
--------------
MÃ ĐỀ: 725
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
 NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN ĐỊA LÍ 12
Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh:... Số báo danh:.
Câu 1: Thành tựu của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là
A. tỉ lệ nghèo phân hóa rõ rệt giữa các vùng.
B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng không ổn định.
D. thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2: Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi
A. có các khu ruộng cao bạc màu.	B. không được bồi đắp phù sa hàng năm.
C. thường xuyên được bồi đắp phù sa.	D. có nhiều ô trũng ngập nước.
Câu 3: Rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.	B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 4: Dãy núi Pu Đen Đinh thuộc vùng núi nào ở nước ta?
A. Trường Sơn Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Đông Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 5: Nguyên nhân nào tạo nên những ngày nắng nóng trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A. Gió mùa mùa đông lạnh khô.	B. Gió Lào.
C. Gió Tín phong.	D. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Câu 6: Dựa vào biểu đồ đường - Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Lưu lượng nước trung bình sông Mê Công lớn nhất.
B. Lưu lượng nước trung bình sông Hồng lớn nhất.
C. Lưu lượng nước trung bình sông Đà Rằng ở mức trung bình.
D. Lưu lượng nước trung bình sông Hồng nhỏ nhất.
Câu 7: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là nơi có
A. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
B. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. đồng bằng châu thổ mở rộng.
D. đầy đủ 3 đai khí hậu ở miền núi.
Câu 8: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do
A. thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.	B. hạn hán, bão, lũ.
C. bão, lũ, trượt lở đất.	D. thời tiết không ổn định.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi đặc điểm nào của vị trí địa lí?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.	B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Tiếp giáp cả biển và đất liền.	D. Gần trung tâm Đông Nam Á.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều dầu khí nhất nước ta?
A. Thềm lục địa phía Bắc.	B. Thềm lục địa phía Nam.
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề
A. khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.	B. khai thác dầu khí.
C. làm muối.	D. giao thông vận tải biển.
Câu 13: Mùa mưa vào thu đông là đặc điểm của vùng nào ở nước ta?
A. Tây Nguyên.	B. Đông Trường Sơn.	C. Miền Nam.	D. Miền Bắc.
Câu 14: Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta.
Địa điểm
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ (0C) 
23,4
25,1
26,9
Biên độ nhiệt (0C)
12, 5
9,7
3,1
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất.
B. Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình.
C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.
D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.
Câu 15: Dựa vào bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của hai địa điểm ở nước ta.
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+ 687
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hà Nội có lượng mưa cao hơn, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
B. Hà Nội có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
C. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao hơn.
D. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm cao hơn.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết cửa sông Ba (Đà Rằng) ở nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa.	B. Khánh Hòa.	C. Phú Yên.	D. Quảng Nam.
Câu 17: Việt Nam có đường biên giới trên đất liền và cả trên biển với các nước nào?
A. Trung Quốc và Lào.	B. Trung Quốc và Campuchia.
C. Trung Quốc, Lào và Campuchia.	D. Lào và Campuchia.
Câu 18: Gió mùa Đông Bắc tác động mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Bắc Trung Bộ.	D. Tây Nguyên.
Câu 19: Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?
A. Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.
B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nông sản chính là lúa gạo.
C. Phát triển giao thông đường sông.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 20: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có
A. địa hình thấp, lượng mưa lớn.	B. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.
C. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.	D. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa nhỏ.
Câu 21: Rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Nam Trung Bộ.	C. Bắc Bộ.	D. Nam Bộ.
Câu 22: Chế độ nước sông ở nước ta theo mùa là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Khí hậu có sự phân mùa.	B. Địa hình có độ dốc nhỏ, mưa nhiều.
C. Nhận lượng nước từ ngoài lãnh thổ lớn.	D. Địa hình có độ dốc lớn, mưa nhiều.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh học cao.	B. Diện tích đã bị thu hẹp nhiều.
C. Có nhiều loài cây gỗ quý.	D. Phân bố ở ven biển.
Câu 24: Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
A. bão, lũ lụt, trượt lở đất, hạn hán.
B. xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng.
C. nhịp điệu mùa của khí hậu, dòng chảy sông ngòi và thời tiết không ổn định.
D. động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán.
Câu 25: Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên là vùng
A. tiếp giáp lãnh hải.	B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. lãnh hải.	D. thềm lục địa.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) ở nước ta?
A. Biên độ nhiệt lớn.	B. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.	D. Biên độ nhiệt nhỏ.
Câu 27: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc - Nam?
A. Do nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á.
B. Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều kinh độ.
C. Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ.
D. Do nước ta tiếp giáp biển.
Câu 28: Nguyên nhân nào làm cho độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc xuống thấp hơn ở miền Nam nước ta?
A. Miền Nam có nhiệt độ trung bình năm lớn hơn miền Bắc.
B. Miền Nam có lượng mưa trung bình năm lớn hơn miền Bắc.
C. Miền Bắc có nhiệt độ trung bình năm lớn hơn miền Nam.
D. Miền Bắc có lượng mưa trung bình năm lớn hơn miền Nam.
Câu 29: Dựa vào bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của hai địa điểm ở nước ta.
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+ 687
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
Biểu đồ nào thể hiện rõ nhất việc so sánh giữa lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm?
A. Đường biểu diễn.
B. Kết hợp.
C. Cột ghép giữa Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh.
D. Cột ghép giữa 03 yếu tố.
Câu 30: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Bắc Phi?
A. Do nước ta tiếp giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia.
B. Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Do nước ta nằm gần Xích Đạo.
D. Do Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp Lào?
A. Gia Lai.	B. Điện Biên.	C. Hà Tĩnh.	D. Quảng Nam.
Câu 32: Địa hình dưới 1000m ở nước ta chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ cả nước?
A. 80%.	B. 85%.	C. 75%.	D. 90%.
Câu 33: Giới hạn đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có độ cao là bao nhiêu?
A. Ở miền Bắc từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, miền Nam từ 900 - 1000m đến 1600 - 1700m.
B. Dưới 600 - 700m ở miền Bắc, dưới 900 - 1000m ở miền Nam.
C. Từ 1600 - 1700m đến 2600m.
D. Từ 2600m trở lên.
Câu 34: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới vào tháng, năm nào?
A. 7/1997.	B. 7/2007.	C. 1/2007.	D. 1/1997.
Câu 35: Nước ta có thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các nước do
A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
B. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế cùng với các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á.
C. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. sự phân hóa về tự nhiên.
Câu 36: Biểu đồ tròn - Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự thay đổi tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
C. Tốc độ tăng trưởng tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
D. Cơ cấu tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
Câu 37: Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi nào?
A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
B. Đông Bắc và Tây Bắc.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 38: Gió thổi quanh năm ở nước ta là
A. gió mùa Đông Bắc.	B. gió Tín phong.
C. gió mùa Tây Nam.	D. gió mùa Đông Nam.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng ở nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.	D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 40: Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của vùng nào sau đây ở nước ta?
A. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.	B. Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Hồng.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc3_DIA LI_ 725.doc