Trêng thcs trung s¬n ®Ò kh¶o s¸t chÊt lîng THÁNG 4 M«n: Ng÷ v¨n ( Thêi gian lµm bµi 60 phót kh«ng kÓ thêi gian chÐp ®Ò) ĐỀ BÀI A. PhÇn trắc nghiÖm kh¸ch quan ( 3 ®iÓm) ( H·y khoanh trßn vµo ®¸p ¸n mµ em cho lµ ®óng nhÊt) Câu 1 (0.5 đ): Hình ảnh con cò trong bài "Con cò" của chế Lan Viên mang ý nghĩa biểu tượng : A. Hình ảnh người phụ nữ lam lũ mà đôn hậu. B. Biểu tượng cho tình yêu thương con vô bờ của mẹ hiền trong suốt cuộc đời. C. Biểu tượng cho niềm mơ ước của người mẹ hiền đối với con thơ. D. Biểu tượng cho lòng mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. Câu 2 (0.5 đ): Trong các dãy từ sau, dãy từ nào sắp xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy: A. Chắc là, hình như, chắc chắn C. Chắc chắn, chắc là, hình như B. Hình như, chắc là, chắc chắn D. Chắc là, chắc chắn, hình như Câu 3 (0.5 đ): Bài " Sang thu" của Hữu Thỉnh viết về đề tài : A. Nông thôn Việt Nam B. Miền núi Việt Nam C. Đất trời khi sang thu D. Thành phố Câu 4 (0.5 đ): Phần trích sau sử dụng phương tiện liên kết: "Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát." A. Dùng phép lặp từ ngữ B. Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa C. Dùng phép nối D. Dùng từ trái nghĩa Câu 5 (0.5 đ): Bài thơ “Nói với con”- Y Phương được viết theo phương thức biểu đạt chính : A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 6 (0.5 đ): Nghĩa tường minh là : A. Là phần thông báo được nhận ra bằng cách suy đoán B. Là phần thông báo được tạo nên bằng cách nói hoán dụ C. Là phần thông báo được được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ D. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu B. PhÇn tự luận (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm): a. Tìm thành phần biệt lập, cho biết tên gọi của thành phần ấy trong ví dụ sau: Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Quý hơn bao vàng đầy! (Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm) b. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM A. PhÇn trắc nghiÖm kh¸ch quan Câu 1 2 3 4 5 6 Trả lời D B B A C D B. Phần tự luận Câu 1: (2.0 điểm) a.Tìm thành phần biệt lập, cho biết tên gọi của thành phần ấy trong ví dụ sau: Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Quý hơn bao vàng đầy! (Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm ) Thành phần biệt lập: gọi đáp ( 0,5 điểm) Từ ngữ thể hiện: ơi ( 0,5 điểm) b. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Phép liên kết: phép thế ( 0,5 điểm) Từ ngữ liên kết: anh ta ( 0,5 điểm)- thế Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !(phần này không trừ điểm) Câu 2: (6.0 điểm) a. Yêu cầu chung: - Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Nắm được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Phương Định – đại diện cho lớp trẻ ở tuyến đương Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Bố cục bài viết ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b.Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu chung về nhân vật Phương Định. * Thân bài: Lần lượt phân tích các đặc điểm sau đây của nhân vật: - Tính hồn nhiên, ngây thơ của nhân vật Phương Định thời học sinh. (0,5 điểm) - Tính nhạy cảm, mơ mộng, yêu ca hát từ thuở còn đi học đến khi vào chiến trường.(0,5 điểm) - Nét xinh xắn và hơi điệu được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm. (0,5 điểm) - Chất anh hùng trong công việc thường ngày của cô.(0.75 điểm) - Tinh thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm.(0.75 điểm) * Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định vẻ đẹp chung về nhân vật. - Liên tưởng, liên hệ, mở rộng, suy nghĩ. (Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi các loại 1,0 điểm) Tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên ghi điểm thích hợp.
Tài liệu đính kèm: