Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt
TUẦN 15- TIẾT 74 MA TRẬN 
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 9
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T.cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các phương châm hội thoại
Nhận biết được các phương châm hội thoại đã học
Hiểu sâu hơn về mục đích và các phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5 đ
2
1 đ
 3 câu
 1.5 điểm ,15 %
Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt
Hiểu được phương thức chuyển nghĩa của từ vựng tiếng Việt
-Hiểu vì sao từng vựng phải thay đổi, phương thức phát triển của từ vựng.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5 đ
1
0.5 đ
2
3.5 đ
 2 Câu
 3.5 Điểm,35%
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Vận được được lời dẫn trực tiếp vào xây dựng đoạn văn.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
2.5 đ
 1 Câu
 2.5điểm ,25%
Thuật ngữ
Nhận biết được thuật ngữ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5 đ
 1 Câu
 0.5 Điểm, 5.%
Tổng kết từ vựng
Nhận biết được biện pháp tu từ; phân biệt được từ ghép và từ láy
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
2
1 đ
 2 câu
 1 điểm ,10%
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
4 câu
2 điểm
3 câu
1.5 điểm
4 câu
6.5 điểm
 11 câu
 100,điểm,100%
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 15- Tiết 74 KIỂM TRA 1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 9
Họ và tên: 
Lớp: 9/
I/Trắc nghiệm (4 điểm)
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)
1. Câu văn “Trâu cày không được giết thịt.” vi phạm phương châm hội thoại:
A. Phương châm về chất . C. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức.
2. Mục đích của tuân thủ phương châm hội thoại: 
A. Góp phần tạo sự thành công cho cuộc thoại. C. Phát triển từ vựng Tiếng Việt
B. Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ D. Tạo từ ngữ mới.
3. Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Ăn ốc nói mò	 C. Nói nhăng nói cuội
B. Ăn không nói có 	D. Lúng búng như ngậm hột thị
4. Trong câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ”. Từ nào là nghĩa chuyển:
A. Lưng (lưng núi) B. Lưng (lưng mẹ) C. To D. Nhỏ
5. Từ có nghĩa chuyển trong ví dụ ở câu 3 được chuyển theo phương thức
A. Phương thức ẩn dụ B. Phương thức hoán dụ
6. Từ bọt bèo trong câu ca dao sau thuộc là
 “ Thân em như kiếp bọt bèo
 Mây trôi, gió dạt, eo sèo tình duyên”
A. Từ láy B. Từ ghép
7. Từ ngữ nào là thuật ngữ:
 A. Than thở.	 B. Than vãn	C. Than chì
 8. Trong câu thơ sau, sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
 Vân xem trang trọng khác vời
 Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
 (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
A. Ẩn dụ phẩm chất C. Ẩn dụ cách thức
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác D. Ẩn dụ hình thức
II/Tự luận(6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? Vì sao?
Câu 2 ( 1.5 điểm): Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi.
 "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
 (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Cói thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3 (2.5 điểm): Viết một đoạn văn tự sự ngắn khoảng 5-7 có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 BÀI LÀM
I/Trắc nghiệm (4 điểm)
 Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
II/Tự luận(6 điểm)
..
 HƯỚNG DÃN CHẤM:
I/Trắc nghiệm (4 điểm)
 Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
D
A
B
B
C
D
II/Tự luận(6 điểm)
Câu 1(2 điểm): 
- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể thông thay đổi (1 điểm).
- Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh ta luôn vận động và phát triển; nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo.(0.5 điểm).
- Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thi ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ..(0.5 điểm).
Câu 2.(1.5 điểm).
- Từ mặt trời trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. (0.5 điểm).
- Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.(0.5 điểm).
- Sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ mang tính chất lâm thời, nó không làm cho từ đó thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển..(0.5 điểm).
Câu 3 (2.5 điểm)
- Đúng hình thức của một đoạn văn.(0.5 điểm).
- Được viết theo phương thức biểu đạt tự sự, đúng với yêu cầu của bài tập.(0.5 điểm).
- Sử dụng lời dẫn trực tiếp đúng.(1. điểm).
- Diễn đạt trôi chảy, lời văn chuẩn xác, nội dung trong sáng, dễ hiểu.(0.5 điểm).
------------------------------------------------//---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 TIENG VIET 9 PHUONG.doc