Đề khảo sát chất lượng Sinh học lớp 9 lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 511Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Sinh học lớp 9 lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng Sinh học lớp 9 lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 60 phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)
Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1. Di truyền học là gì?
Hiện tượng truyền đạt tất cả các tính trạng của thế hệ trước làm cho con cháu sinh ra giống hệt với bố mẹ của chúng
Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu 
Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
Hiện tượng con sinh ra con sinh ra giống với các cá thể của những loài cùng sống trong điều kiện đó
Câu 2. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được kết quả nào sau đây?
A. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng	B. Toàn quả vàng
C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng	D. Toàn quả đỏ
Câu 3. Nơi lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền là
	A. ADN	B. protein	C. mARN	D. rARN
Câu 4. Trong lần phân bào lần I của giảm phân, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào ở
	A. kì đầu	B. kì giữa	C. kì sau	D. kì cuối
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 5 (2 điểm) 
a. Biến dị tổ hợp là gì?
b. Trong thực tế, hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu sắc hơn so với những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
Câu 6 (2.0 điểm). Nhiễm sắc thể giới tính có vai trò gì? Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người và viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 7 (2.0 điểm) 
a. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b. Một đoạn mARN có trình tự các Nuclêôtit như sau:
- X - A - G - G - U - X - A - U – A - G – 
Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn mARN đó.
Câu 8 (2 điểm). Một gen có chiều dài 5100 Ao nuclêôtit và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tổng số nuclêôtit và số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên.
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÈ KSCLHS LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
Môn: Sinh 9
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
B
II. TỰ LUẬN
Câu 5 (2 điểm)
Nội dung
Điểm
Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới.
0.5
Ở cây trồng bằng hạt
- Trong hạt chứa phôi phát triển từ hợp tử được tạo ra từ sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính. 
- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, qua thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái khác nhau về nguồn gốc NST đã tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú.
0.25
0.25
Ở cây trồng bằng giâm, chiết, ghép
Đây là phương pháp nhân giống vô tính. Cây mới được tạo ra nhờ cơ chế nguyên phân, do đó các đặc điểm di truyền thường được sao chép nguyên vẹn sang các tế bào con nên ít có khả năng tạo biến dị.
Vì vậy hoa của những cây được trồng bằng hạt thường có nhiều biến dị về màu sắc hơn hoa của những cây được trồng bằng phương pháp giâm, chiết, ghép.
0.5
Câu 6 (2 điểm)
Vai trò của nhiễm sắc thể giới tính mang gen quy định:
- Tính trạng giới tính
- Tính trạng không liên quan với giới tính 
0.5
Cơ chế sinh con trai và gái ở người
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
- Trứng của người mẹ chỉ cho 1 loại giao tử mang NST X, của bố cho 2 loại giao tử X, Y chiếm tỉ lệ tương đương.
- Khi giao tử cái kết hợp với giao tử đực mang NST Y hình thành hợp tử XY sẽ sinh ra con trai. Khi kết hợp với giao tử đực mang NST X hình thành XX sẽ sinh ra con gái. Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 thống kê trên số lượng đủ lớn
0.25
0.25
0.5
Sơ đồ lai minh họa
Xét cặp NST giới tính ở người
P: ♀ XX x ♂ XY
G: X X, Y
F1: 1XX: 1XY
Kiểu hình: 1 nữ : 1 nam
0.5
Câu 7 (2.0 điểm) 
Cấu trúc không gian của ADN.
- Năm 1953, J. Oatxon và F. Crick công bố mô hình cấu trúc không gian ADN.
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch nuclêôtit song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A - T; G - X theo nguyên tắc bổ sung.
- Mỗi vòng xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0.
0.25
0.25
0.25
0.25
Hệ quả của nguyên tắc bổ sung 
- Số nucleotit loại A = T; G = X ; A + G = T + X ; (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài 
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia.
0.25
0.25
b. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn mARN
Mạch 1: - G – T – X – X – A – G – T – A – T – X
Mạch 2: - X – A – G – G – T – X – A – T – A – G 
0.5
Câu 8 (2 điểm)
Tổng số nuclêôtit của gen :
(5100 : 3.4) x 2 = 3000 (nuclêôtit) 
Số lượng từng loại nucleotit:
A = T = (3000 x 30)/100 = 900 (nuclêôtit)
G = X = (50 - 30) x 3000/100 = 600 (nuclêôtit)
0.5
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • doc1213vt-Sinh 9-lần 1.doc