Đề khảo sát chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT 
NĂM HỌC 2016- 2017
Bài khảo sát: Khoa học Tư nhiên; Môn: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Mã đề thi 354
Câu 1: Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi môi trường nội bào không có lactôzơ, chất X bám vào vùng 2 gây ức chế phiên mã.
B. Operon Lac bao gồm gen R, vùng 1, vùng 2 và các gen Z, Y, A.
C. Chất X được gọi là chất cảm ứng.
D. Trên phân mARN2 chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc.
Câu 2: Các con đực của loài ruồi Drosophila khác nhau sống trên cùng một vùng của một quần đảo có các trình tự giao hoan (ve vãn) tinh tế bao gồm cả việc đánh đuổi các con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng nhằm thu hút con cái. Kiểu cách li sinh sản nào được thể hiện dưới đây?
A. Cách li tập tính.	B. Cách li nơi ở.	C. Cách li sau hợp tử.	D. Cách li mùa vụ.
Câu 3: Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?
A. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
B. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
C. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
D. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
Câu 4: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
B. Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
C. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
D. Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.
Câu 5: Những phát biểu nào sau đây đúng về hoán vị gen?
I. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 crômatít của cặp NST kép tương đồng trong giảm phân là nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.
II. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ % số giao tử mang gen hoán vị trong tổng số giao tử được tạo thành.
III. Xu hướng chủ yếu của các gen nằm trên cùng 1 NST là liên kết nên tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
IV. Xét 2 cặp gen liên kết (Aa và Bb), trao đổi chéo có thể xảy ra ở bất kỳ cá thể nào nhưng hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể dị hợp tử hai cặp gen.
A. I, IV.	B. III, IV.	C. I, II.	D. II, III.
Câu 6: Trong nghiên cứu di truyền, phép lai phân tích nhằm mục đích
A. tạo biến dị tổ hợp.
B. kiểm tra độ thuần chủng của giống.
C. xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất quy định.
D. kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần nghiên cứu.
Câu 7: Quá trình nào dưới đây không tuân thủ nguyên tắc bổ sung?
A. Sự hình thành pôlinuclêôtit mới trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Sự dịch mã di truyền do tARN thực hiện tại ribôxôm.
C. Sự hình thành mARN trong quá trình phiên mã.
D. Sự hình thành cấu trúc bậc 2, bậc 3 của prôtêin.
Câu 8: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Để phát sinh đột biến gen (đột biến điểm), ít nhất gen phải trải qua hai lần nhân đôi.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, động vật di cư lên cạn xuất hiện ở
A. kỉ Than đá.	B. kỉ Đêvôn.	C. kỉ Silua.	D. kỉ Tam điệp.
Câu 10: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Trong các hoạt động của con người, có bao nhiêu hoạt động nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái?
I. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
II. Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.
III. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
IV. Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
V. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 11: Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20oC đến 35oC. Khoảng giá trị xác định từ 5,6oC đến 42oC gọi là
A. giới hạn dưới và giới hạn trên.	B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu.	D. giới hạn sinh thái.
Câu 12: Theo định Hacđi- Vanbec, các quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây cân bằng di truyền?
I. 0,48AA : 0,36Aa : 0,16aa. II. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. III. 100%Aa. IV. 100%AA.
A. I, IV.	B. II, III.	C. I, II.	D. II, IV.
Câu 13: Sơ đồ sau đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
 Sơ đồ: ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH
A. Chuyển đoạn.	B. Lặp đoạn.	C. Mất đoạn.	D. Đảo đoạn.
Câu 14: Xét về mặt sinh thái, đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là
A. mật độ.	B. sức sinh sản.	C. tỉ lệ tử vong.	D. tỉ lệ đực cái.
Câu 15: Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài thứ yếu.	B. Loài đặc trưng.	C. Loài ngẫu nhiên.	D. Loài ưu thế.
Câu 16: Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm
A. tạo biến dị tổ hợp.
B. kiểm tra độ thuần chủng của giống.
C. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
D. tạo ưu thế lai.
Câu 17: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. nối các đoạn Okazaki.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
D. lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
Câu 18: Khi nói về bệnh ung thư, nhận định nào sau đây sai?
A. Đột biến gen ức chế khối u là một trong những cơ chế gây ung thư ở người.
B. Bệnh ung thư không di truyền cho thế hệ sau.
C. Bệnh ung thư được gây ra bởi cả đột gen và đột biến NST.
D. Bệnh ung thư đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào.
Câu 19: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, những phát nào sau đây đúng?
I. Các hệ sinh thái trong đại dương tồn tại và phát triển được là nhờ năng lượng từ Mặt Trời.
II. Năng lượng trong hệ sinh thái đi theo dòng qua chuỗi thức ăn.
III. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, năng lượng tiêu hao tới 90%, chủ yếu mất mát qua chất thải.
IV. Do năng lượng mất mát quá lớn, nên chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước thường không quá 5 bậc dinh dưỡng.
A. I, III.	B. II, IV.	C. I, II.	D. III, IV.
Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ là
A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
C. Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể.
D. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.
Câu 21: Khi nói về cơ quan tương đồng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng của cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
C. Mang cá và mang tôm và ví dụ về cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly.
Câu 22: Quan sát thấy các cá thể của quần thể phân bố một cách đồng đều, điều đó chứng tỏ
A. nguồn sống phân bố không đồng đều.
B. mật độ quần thể thấp.
C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống.
D. kích thước của vùng phân bố của quần thể đang tăng.
Câu 23: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có mặt của 2 gen trội trong kiểu gen (A- B-), hoa có màu đỏ; vắng mặt một gen trội (A-bb, aaB-) hoặc vắng mặt cả hai gen trội (aabb), hoa có màu trắng. Alen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ. Các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Tiếp tục cho cây P giao phấn với 1 cây khác, theo lý thuyết có bao nhiêu sơ đồ lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời sau là 3 : 1?
A. 6.	B. 5.	C. 7.	D. 8.
Câu 24: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau. 
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,49
0,42
0,09
F2
0,21
0,38
0,41
F3
0,25
0,30
0,45
F4
0,28
0,24
0,48
Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng? 
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F2.
II. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 và F4.
III. Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử trội đều vô sinh nên F2 có cấu trúc di truyền như vậy.
IV. Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,7.
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Cơ thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh và hiệu quả việc xử lí hóa chất gây đột biến lên F1 đạt 72%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là
A. 98,25%.	B. 97,22%.	C. 93,24%.	D. 75%.
Câu 26: Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:
Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận sai?
 I. Có 87% năng lượng từ cỏ đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1.
 II. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng 12%.
 III. Tỉ lệ tích luỹ năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 bằng 9%.
 IV. Nếu chuỗi thức ăn trên đã sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hoá được thì sản lượng quang hợp của cỏ là 86.109 kcal
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 27: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa A và B ở cả hai giới với tần số 20%. Theo lí thuyết, phép lai × cho kiểu hình (A-bbddE-) ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 12%.	B. 22,5%.	C. 6%.	D. 11,25%.
Câu 28: Một quần thể giao phối, tỉ lệ các kiểu gen trước và sau một thời gian bị tác động bởi chọn lọc như sau:
Tần số kiểu gen
AA
Aa
aa
 Trước chọn lọc 
0,36
0,48
0,16
Sau một thời gian bị tác động của chọn lọc
0,36
0,60
0,04
Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Giá trị thích nghi (tỉ lệ sống sót tới khi sinh sản) của kiểu gen AA là 1.
II. Hệ số chọn lọc (S) của các kiểu gen AA, Aa và aa sau khi có chọn lọc là 0,2; 0 và 0,8.
III. Quần thể này đang chịu tác động của hình thức chọn lọc ưu thế thể dị hợp.
IV. Tần số alen A sau chọn lọc khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là 0,8.
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 29: Một phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực có tỉ lệ các nuclêôtit A: U : G : X lần lượt là 4 : 3 : 2 : 1 và chuỗi pôlipeptit được dịch mã từ mARN này có 499 axit amin (kể cả axit amin mở đầu). Biết rằng bộ ba kết thúc trên mARN là UAA. Số lượng từng loại nuclêôtit U, A, X, G trong các bộ ba đối mã (anticodon) của các phân tử tARN tham gia dịch mã một lần khi tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên lần lượt là
A. 599, 448, 300, 150.	B. 449, 598, 150, 300.	C. 598, 449, 300, 150.	D. 600, 450, 300, 150.
Câu 30: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Vùng 
 Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản
 Nhóm tuổi sau sinh sản
A
82%
16%
2%
B
48%
42%
10%
C
12%
20%
68%
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vùng A khai thác quá mức; vùng B khai thác hợp lý; vùng C chưa khai thác hết tiềm năng.
B. Vùng A khai thác quá mức; vùng B chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C khai thác hợp lý.
C. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác hợp lý; vùng C khai thác quá mức
D. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác quá mức; vùng C khai thác hợp lý.
Câu 31: Trong vườn cam có loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thả kiến đỏ để đuổi kiến hôi, đồng thời tiêu diệt sâu và rệp cây. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trên, kết luận nào dưới đây sai?
A. Rệp cây và cây cam là quan hệ vật ăn thịt, con mồi.
B. Kiến hôi và rệp cây là quan hệ hợp tác.
C. Kiến đỏ và kiến hôi là quan hệ cạnh tranh.
D. Kiến đỏ và rệp cây là quan hệ vật ăn thịt- con mồi.
Câu 32: Giả sử màu sắc lông của ngựa được quy định bởi 1 gen có hai alen B và b. Alen B quy định lông màu nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định lông màu đen. Có hai quần thể ngựa sống ở hai khu vực tách biệt. Ở quần thể 1, tần số alen B là 0,5 còn ở quần thể 2 tần số alen B là 0,2.  Kích thước quần thể 1 lớn gấp 5 lần quần thể 2. Thoạt đầu cả hai quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Sau đó hai quần thể được kết hợp với nhau thành một. Những kết luận nào sau đây đúng?
I. Hiện tượng trên là một ví dụ về phiêu bạt di truyền.
II. Sau khi sát nhập các quần thể thì tần số alen B cao hơn tần số alen b.
III. Hai thế hệ sau khi sát nhập hai quần thể, 12,6% đời con là ngựa đen.
IV. Trong số 1000 con ngựa mới được sinh ra ở thế hệ thứ nhất sau khi các quần thể sát nhập có 698 ngựa nâu.
A. I, II.	B. III, IV.	C. II, III.	D. I, IV.
Câu 33: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
7
 Nam bị bệnh
 Nam không bị bệnh
 Nữ bị bệnh
 Nữ không bị bệnh
?
1
2
3
4
5
6
8
9
10
I
II
III
11
15
14
13
12
I. Bệnh M do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp tử.
III. Cá thể III-15 lập gia đình với một người đàn ông không bị bệnh đến từ một quần thể có tần người bị bệnh M là 4%. Xác suất sinh con đầu lòng của họ bị bệnh M là .
IV. Xác suất sinh hai đứa con đều có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là .
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 34: Khi lai thuận và lai nghịch giữa nòi gà mào hình hạt đào với nòi gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Tiếp tục cho F1 lai với nhau, thu được đời con (F2) có tỉ lệ kiểu hình là 9 mào hình hạt đào : 3 mào hình hoa hồng : 3 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá. Trong các kết luận sau đây, những kết luận nào đúng?
I. Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1.
II. Hình dạng mào ở gà di truyền theo quy luật phân li độc lập Men đen.
III. Kiểu hình mào hạt đào ở F2 do sự tương tác bổ sung giữa 2 gen trội không alen tạo thành.
IV. Chọn ngẫu nhiên một cặp gà đều có mào hạt đào ở F2 cho lai với nhau, khả năng xuất hiện gà có mào hoa hồng thuần chủng ở F3 chiếm tỉ lệ 1/256.
A. I, IV.	B. I, III.	C. I, II.	D. II, III.
Câu 35: Trong một hồ nước, tảo cung cấp cho giáp xác 30% và cá mè trắng 20% năng lượng của mình. Cá mương khai thác 20% năng lượng của giáp xác và làm mồi cho cá quả. Cá quả tích tụ 10% năng lượng của bậc liền kề với nó và tổng sản lượng qui ra năng lượng của cá quả là 36 000 kcal. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Tổng năng lượng (kcal) của cá mè trắng khai thác từ tảo là 12. 105 Kcal.
II. Lưới thức ăn trong hồ có tối đa 3 chuỗi thức ăn.
III. Cá quả có sinh khối lớn nhất trong ao.
IV. Để nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao biện pháp sinh học đơn giản nhưng hiệu quả nhất là thả thêm cá quả vào ao.
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 36: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Một quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Sau một thế hệ ngẫu phối, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 84%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 37: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Các gen kháng bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Bằng cách nào để tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau?
A. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến, tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
B. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại.
C. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.
D. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.
Câu 38: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 16%. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. 
Có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
I. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. 
II. F2 có 10 loại kiểu gen.
III. F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
IV. Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32%.
V. Ở F2, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 26%.
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 39: Trong một phép lai cặp bố, mẹ (P) giữa gà trống lông đen với gà mái lông kẻ sọc, ở F1 tất cả gà trống được sinh ra đều có lông kẻ sọc còn tất cả gà mái con có lông đen. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Biết rằng tính trạng này là đơn gen. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Màu lông đen là trội so với màu lông kẻ sọc.
II. Tất cả màu lông kẻ sọc ở F2 đều là gà mái.
III. Một nửa số gà trống ở F2 có kiểu gen dị hợp tử.
IV. Một nửa số gà trống ở F2 có lông đen.
A. III, IV.	B. I, IV.	C. II, III.	D. I, II.
Câu 40: Ở ruồi giấm, xét 2 gen liên kết trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra ở ruồi giấm cái với tần số 20%. Những phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
I. ♀ × ♂. II. ♀ × ♂. III. ♀× ♂. IV. ♀ × ♂.
A. II, IV.	B. I, II.	C. II, III.	D. I, III.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSH_SH_357.doc